Doanh nghiệp khi mới thành lập theo quy định cần làm những thủ tục, công việc gì về lao động, tiền lương đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thời điểm nộp như thế nào? Việc thực hiện quản lý, sử dụng lao động của mình như thế nào để đi vào nề nếp nhanh nhất? Sau đây, Hãng kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com/)xin chia sẻ với bạn đọc những thông tin để giải đáp các thắc mắc trên.
Công việc lao động tiền lương mọi doanh nghiệp cần làm khi mới thành lập
A. Thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp cần làm các công việc sau:
Công việc 1: Khai trình việc sử dụng lao động lần đầu
Doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội (nếu Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng, đại diện.
Lưu ý: Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.
Công việc 2: Thông báo ban đầu về số người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp về Trung
tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Công việc 3: Lập Sổ quản lý lao động
Doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp phải ghi chép đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật
thông tin khi có sự thay đổi vào Sổ quản lý lao động.
B. Công việc khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và sử dụng lao động
Công việc 4: Xây dựng Thang bảng lương
Doanh nghiệp phải xây dựng Thang bảng lương của mình. Đây là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện các công việc như: tuyển dụng, sử dụng lao động, ký kết hợp đồng và trả lương cho người lao động.
Thang bảng lương phải được công bố công khai cho người lao động tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương năm 2018
Công việc 5: Xây dựng và công bố Thỏa ước lao động
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể người lao động và Doanh nghiệp về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Công việc 6: Xây dựng nội quy lao động
Nội quy lao động quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên.
Doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày ban hàng Nội quy lao động tại nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
Công việc 7: Ký kết hợp đồng lao động
Doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với từng người lao động làm việc cho doanh nghiệp, mỗi bên sẽ giữ 01 bản (đối với trường hợp ký kết hợp đồng trên 03 tháng)
Công việc 8: Đăng ký cấp mã số thuế TNCN
Đối với cá nhân chưa có mã số thuế thì cá nhân đi đăng ký mã số thuế TNCN hoặc cá nhân ủy quyền để doanh nghiệp đăng ký thay.
Công việc 9: Đăng ký tham gia các loại Bảo hiểm bắt buộc
Doanh nghiệp sử dụng lao động là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm phải đăng ký tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động khi ký kết hợp đồng lao động.
Xem thêm: Quy định về BHXH năm 2018
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán Es-Glocal về công việc liên quan tới lao động và tiền lương các doanh nghiệp cần phải làm khi mới thành lập.
Mời các bạn đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi.