Hãng kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com)xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Cách xử lý hóa đơn đầu vào của những DN đã bỏ trốn, ngừng kinh doanh. Các nội dung liên quan đến bài viết gồm Thế nào là hóa đơn hợp pháp và bất hợp pháp, Hóa đơn điện tử có cần dấu người bán và chữ ký người mua không, Cách tra cứu để biết hóa đơn là hợp pháp.

    Xử lý hóa đơn đầu vào của những DN đã bỏ trốn, ngừng kinh doanh
    Xử lý hóa đơn đầu vào của những DN đã bỏ trốn, ngừng kinh doanh

    Cách xử lý hóa đơn đầu vào của những DN đã bỏ trốn, ngừng kinh doanh

    Câu hỏi:

    Hỏi: Tổng cục Thuế nhận được đơn thư kiến nghị của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thị Lang về việc không được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với những hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ trốn. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

    Trả lời:

    Trường hợp khi phát hiện những hóa đơn đầu vào của DNTN Nguyễn Thị Lang là hóa đơn của những doanh nghiệp bán hàng đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh thì Cục Thuế phải thông báo ngay cho cơ quan thuế các địa phương; đồng thời thông báo cho cơ quan pháp luật biết để có biện pháp xử lý.

    - Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì Cục Thuế phải kiểm tra xem xét, đối chiếu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định có hàng hóa thực tế mua hay mua bán hóa đơn khống để xử lý vi phạm. Trường hợp hóa đơn nêu trên là đúng thực tế có mua hàng, hàng hóa mua vào có nhập kho, được hạch toán kế toán trên sổ sách đầy đủ, đúng quy định thì chấp nhận được khấu trừ, hoàn thuế và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

    - Nếu hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế./.

    (Nguồn: mof.gov.vn)

    Theo Công văn số 11797/BTC-TCT ngày 22/8/2014 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn và bổ sung nội dung công văn số 1752/BTC-TCT

    " 2. Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:

    - Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

    - Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung.

    + Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

    + Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

    + Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

    Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền."

    KẾT LUẬN:

    1. Nếu hóa đơn đó phát sinh trước khi DN bỏ trốn (nếu chứng minh được là giao dịch thật) thì được vẫn được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

    2. Nếu phát sinh sau khi DN bỏ trốn thì không được khấu trừ thuế GTGT và không được đưa vào chi phí.

    - Nếu chưa kê khai thì không được kê khai

    - Nếu đã kê khai thì phải kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ và điều chỉnh lại tờ khai quyết toán thuế TNDN (Nhập vào chi tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN)

    Xem thêm: Cách kê khai điều chỉnh bổ sung thuế GTGT

    CẦN NHỚ: Trước khi nhận 1 hóa đơn GTGT đầu vào các bạn kế toán nên kiểm tra xem hóa đơn đó có hợp pháp hay không, bằng cách truy cập vào webste: tracuuhoadon.gdt.gov.vn

    Trên đây là toàn bộ bài viết để trả lời cho câu hỏi:

    Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:

    Chi tiết xem tại đây: Cách tra cứu để biết hóa đơn có hợp pháp hay không?