Kế hoạch kiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp định hướng toàn bộ quy trình kiểm toán sau này. Lập kế hoạch đúng đắn sẽ là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị. Từ đó đưa ra đánh giá chính xác về hoạt động của doanh nghiệp. tại Hãng kiểm toán ES, lập kế hoạch là bước không thể thiếu trước khi bắt đầu kiểm toán. Cùng khám phá cách lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả nhất nhé.

#1. Tổng quát về kế hoạch Kiểm toán BCTC

Giai đoạn đầu tiên trong mỗi cuộc kiểm toán là lập kế hoạch Kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán sẽ trở nên hiệu quả và đúng trọng tâm khi có một kế hoạch phù hợp. Dưới đây là các bước chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính:

#1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng.

Kiểm toán viên cần đánh giá xem việc thực hiện kiểm toán khách hàng mới, hay tiếp tục kiểm toán khách hàng cũ, có tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của Kiểm toán viên hay làm tổn hại đến danh tiếng, hình ảnh của công ty hay không. Để làm điều này, Kiểm toán viên cần xem xét cẩn thận hệ thống kiểm soát chất lượng của khách hàng, đánh giá tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng, và đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên, trong đó có cả tính độc lập.

#1.2. Xác định lý do kiểm toán của công ty khách hàng.

Kiểm toán viên cần nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng, hay chính xác định người sử dụng và mục đích báo cáo kiểm toán. Từ đó, Kiểm toán viên có thể xác định phạm vi và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán căn cứ vào tỷ lệ thuận giữa mức độ sử dụng BCTC với mức độ đòi hỏi về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên BCTC. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nhân sự kiểm toán phù hợp để thực hiện cuộc kiểm toán.

#1.3. Phân công nhân sự Kiểm toán.

Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, việc đảm bảo tính độc lập của đội ngũ kiểm toán là điều kiện tiên quyết. Kiểm toán viên cùng Ban giám đốc tiến hành đánh giá tính độc lập của nhóm kiểm toán trước khi phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán này trên các khía cạnh: mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán với khách hàng và khả năng bị ảnh hưởng bởi khách hàng trong quá trình đưa ra ý kiến kiểm toán, nhằm đảm bảo không có yếu tố trọng yếu nào có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên tham gia.

Sau khi đánh giá tính độc lập của nhóm kiểm toán và khả năng tiếp nhận khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Dựa trên những đánh giá này, công ty sẽ chọn đội ngũ nhân viên phù hợp để thực hiện công việc.

Quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên dựa vào yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn và kỹ thuật cần thiết. Thường thì Ban Giám đốc công ty kiểm toán sẽ trực tiếp chỉ đạo công việc này

#1.4. Ký kết hợp đồng kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 210 về Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng kiểm toán cần được lập và ký kết chính thức trước khi bắt đầu công việc kiểm toán, nhằm bảo vệ quyền lợi của cả công ty khách hàng và công ty kiểm toán. Trong trường hợp khách hàng và công ty kiểm toán sử dụng văn bản cam kết thay cho hợp đồng, văn bản đó phải đảm bảo các điều kiện cơ bản của hợp đồng kiểm toán.

Trước khi ký hợp đồng, công ty kiểm toán sẽ thực hiện các cuộc trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng về các điều khoản chính trong hợp đồng, bao gồm:

  • Mục đích và phạm vi của kiểm toán.
  • Trách nhiệm của Ban Giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên.
  • Hình thức thông báo kết quả kiểm toán.
  • Thời gian thực hiện kiểm toán.
  • Cơ sở tính phí kiểm toán và phương thức thanh toán.

#2. Tìm hiểu thông tin cơ bản về khách hàng.

#2.1. Tìm hiểu môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp