Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 ra đời quy định chặt chẽ hơn về các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Vậy đối với những cá nhân ký hợp đồng thử việc có cần bắt buộc phải đóng BHXH hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn làm kế toán, nhân sự trong thời gian qua. Để giải đáp câu hỏi trên mời các bạn theo dõi bài viết sau của Hãng Kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com/).
Hợp đồng thử việc có bắt buộc phải đóng BHXH hay không?
1. Căn cứ pháp lý:
1.1 Căn cứ Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014 và điều 4 mục 1 chương II Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định về đối tượng tham gia BHXH trong đó có nêu rõ các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
...
1.2 Căn cứ điều 23 và điều 26 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012 quy định cụ thể như sau:
Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Chế độ nâng bậc, nâng lương;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
+ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
...
- Điều 26 thử việc:
+ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Như vậy:
- Người lao động làm việc theo mùa vụ thì không phải là thử việc và đủ điều kiện nêu tại Mục 1.1 thì bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT bắt buộc.
- Đối với hợp đồng thử việc với công ty thì cá nhân đó KHÔNG thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Hợp đồng thử việc không được coi là hợp đồng lao động chính thức vì không có đầy đủ yếu tố của hợp đồng lao động. Vì vậy, người lao động khi tham gia quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng thử việc thì công ty KHÔNG có nghĩa vụ phải đóng BHXH, BHYT bắt buộc.
Các bạn vừa tham khảo nội dung bài viết Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH
Xem thêm: Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017 của Bảo hiểm xã hội TP. HCM về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT... theo đường dẫn sau: http://es-glocal.com/cong-van-so-1734bhxh-qlt.html
Xem thêm: Tỷ lệ đóng BHXH mới nhất theo đường dẫn sau: http://es-glocal.com/ty-le-trich-cac-khoan-theo-luong-nam-2018.html
Xem thêm: Các khoản thu nhập không phải đóng BHXH: http://es-glocal.com/thu-nhap-khong-phai-dong-bhxh.html