Đầu năm, theo tục lệ từ xưa đến nay mọi người thương hay li xì nhau đầu năm để lấy may cho cả năm. Với nhiều doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, giám đốc dùng tiền của doanh nghiệp (chi phí) để lì xì cho cán bộ công nhân viên. Tiền lì xì được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN (Thu nhập doanh nghiệp). Hãng kiểm toán Es-Glocal xin chia sẻ nội dung tiiền lì xì được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiêp hiện hành.
Nguồn gốc của tục lì xì, Ý nghĩa của tục lì xì được hiểu như thế nào?
Nguồn gốc của tục lì xì
Tục lì xì được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến phong tục này, nổi tiếng nhất là câu chuyện liên quan đến một con yêu quái quấy rối trẻ con vào đêm giao thừa. Theo China Highlights, yêu quái sẽ gõ vào đầu đứa trẻ làm nó giật mình, khóc thét và sốt. Để giữ an toàn cho lũ trẻ, bố mẹ chúng thường phải thắp nến và canh chừng cả đêm.
Một cặp vợ chồng đã khấn nguyện thần linh để bảo vệ cho lũ trẻ và được đáp lại bằng cách gửi 8 nàng tiên tới. Để đánh lừa yêu quái, 8 nàng tiên hóa thành 8 đồng tiền và được cha mẹ lũ trẻ gói vào tấm vải đỏ đặt dưới gối. Khi yêu quái đến, những đồng tiền lóe lên khiến nó sợ hãi bỏ chạy. Câu chuyện lan truyền nhanh chóng. Từ đó, cứ đến Tết, người lớn lại bỏ tiền vào những phong bao đỏ tặng trẻ con, để chúng khỏe mạnh và may mắn trong năm mới.
Trang Chinese New Year 2018 chỉ ra khía cạnh lịch sử của phong tục này khi nó bắt nguồn từ triều đại nhà Hán. Thay vì tiền thật, người ta dùng những xâu tiền xu để xua đuổi ma quỷ. Trên mặt tiền xu khắc nhiều câu chúc và biểu tượng may mắn như hòa bình, trường thọ, tài lộc hay hình rồng, chim ưng... Những đồng xu này buộc lại với nhau bằng sợi dây màu đỏ, sau chuyển sang bọc trong giấy đỏ rồi phong bì đỏ như phong tục ngày nay
Ý nghĩa của tục lì xì
Ngày nay tục lì xì ngày Tết phổ biến ở nhiều quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điểm chung của phong tục này là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc tới mọi người. Theo đó cả người nhận và tặng phong bao lì xì đều gặp những điều tốt lành trong năm mới.
Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng bên trong. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn. Thường người ta sử dụng những tờ tiền mới để mừng tuổi đầu năm. Tiền mới tượng trưng cho sự mới mẻ, tinh khôi, một khởi đầu mới.
Chiếc phong bao còn tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn người nhận có sự so bì, tị nạnh. Do đó, người nhận không mở phong bao trước mặt người tặng.
Nguồn: Sưu tầm
Tiền lì xì được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
Với bản chất và nguồn gốc của khoản tiền lì xì dù ít hay nhiều dùng để thể hiện sự quan tâm, chúc nhau những điều may mắn, tượng trưng cho sự mới mẻ, tinh khôi, một khởi đầu mới.
(*) Căn cứ Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế:
+ Tại Điều 1 Chương I sửa đổi, bổ sung điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp."
Với những khoản tiền lì xì đầu năm được trích từ chi phí doanh nghiệp được xác định như một khoản phúc lợi khác cho người lao động để tạo sự quan tâm, sự mới mẻ, tạo cho một sự khởi đầu mới trong năm.
Do vậy, Các khoản phúc lợi này được xác định là chi phí được trừ khí xác định thuế TNDN hiện hành nếu đầu đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định như:
- Quy chế lương, thưởng và các khoản phúc lợi cho người lao động (hoặc nằm trong thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động) được quy định;
- Quyết định quy định về khoản phúc lợi (Chi tiết kèm theo bảng kê);
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định
01 tháng lương bình quân thực tế | = | Quỹ lương thực hiện trong năm |
12 |
Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính:
+ Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)
Ví dụ: Hãng Kiểm toán Es-Glocal năm 2017 có quỹ lương thực tế thực hiện là 120 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2017 của doanh nghiệp như sau: (120.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 10.000.000.000 đồng.
- Phần vượt sẽ bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN năm 2017 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN nhập phần chênh lệch vượt này vào chỉ tiêu B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Mời các bạn xem tiếp: