Ngày 01 tháng 9 năm 2021, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; căn cứ yêu cầu thực tế triển khai áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1. Sau đây, Hãng Kiểm toán ES xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết về Quyết định số 1676/QĐ-BTC, mời các bạn cùng đón đọc!

    nghi-dinh-209-copy
    5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1

    Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết, mời các bạn cùng theo dõi

    QUYẾT ĐỊNH

    CÔNG BỐ 5 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM ĐỢT 1

    BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

    Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán;

    Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; căn cứ yêu cầu thực tế triển khai áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

    I. QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1. Phê duyệt 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 nêu tại các phụ lục kèm theo bao gồm:

    1. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày báo cáo tài chính” (Phụ lục số 01);

    2. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” (Phụ lục số 02);

    3. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho” (Phụ lục số 03);

    4. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” (Phụ lục số 04);

    5. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình” (Phụ lục số 05).

    Điều 2. Tổ chức thực hiện:

    1. Giao Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán:

    a. Căn cứ nội dung các chuẩn mực kế toán công đã ban hành, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công và các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài chính công và ngân sách nhà nước, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động theo lộ trình phù hợp.

    b. Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục nghiên cứu các chuẩn mực kế toán công theo kế hoạch nêu trong Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để công bố các chuẩn mực tiếp theo.

    2. Giao Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đào tạo, phổ biến nội dung chuẩn mực kế toán công Việt Nam, vận dụng các thông lệ tốt, phù hợp để làm căn cứ đề xuất và tham mưu cho Bộ về việc cải cách cơ chế chính sách trong khu vực công của Việt Nam.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 4. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Chánh văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    II. PHỤ LỤC SỐ 01

    PHỤ LỤC SỐ 01

    CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 01
    TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    (Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

    GIỚI THIỆU

    Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 01 “Trình bày báo cáo tài chính” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 1 “Trình bày Báo cáo tài chính” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 không quy định những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 1 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

    Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 1 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2006, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 1. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

    Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

    STT

    Tên chuẩn mực kế toán công

    Đoạn có nội dung tham chiếu

    1

    Báo cáo tài chính riêng

    4

    2

    Báo cáo tài chính hợp nhất

    4

    3

    Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

    25(a); 30(a); 86; 104(d); 110; 122

    4

    Doanh thu từ các giao dịch trao đi

    38

    5

    Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

    51(d)

    6

    Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường

    66

    7

    Các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo

    74

    8

    Li ích người lao động

    101; 102

    9

    Dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

    115(d)

    10

    Công cụ tài chính: Trình bày

    115(d)

    11

    Bất động sản đầu tư

    125

    12

    Thuyết minh về lợi ích trong đơn vị khác

    125

    III. PHỤ LỤC SỐ 02

    PHỤ LỤC SỐ 02

    CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 02
    BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
    (Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

    GIỚI THIỆU

    Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 2 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 2 không quy định những nội dung của Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 2 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

    Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 2 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2000, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 2. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

    Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

    STT

    Tên chuẩn mực kế toán công

    Đoạn có nội dung tham chiếu

    1

    Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

    35

    2

    Chi phí đi vay

    38

    3

    Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

    50

    IV. PHỤ LỤC SỐ 03

    PHỤ LỤC SỐ 03

    CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 12
    HÀNG TỒN KHO
    (Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

    GIỚI THIỆU

    Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 12 “Hàng tồn kho” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 12 “Hàng tồn kho” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 không quy định những nội dung của Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 12 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

    Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 12 được làm căn cứ là bán lưu hành năm 2003, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 12. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

    Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

    STT

    Tên chuẩn mực kế toán công

    Đoạn có nội dung tham chiếu

    1

    Hợp đồng xây dựng

    2(a)

    2

    Công cụ tài chính: Trình bày

    2(b)

    3

    Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường

    2(b)

    4

    Nông nghiệp

    2(c); 26

    5

    Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

    8

    6

    Chi phí đi vay

    23

    7

    Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

    37

    V. PHỤ LỤC SỐ 04

    PHỤ LỤC SỐ 04

    CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 17
    BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ
    (Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

    GIỚI THIỆU

    Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 không quy định những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

    Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2001, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

    Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

    STT

    Tên chuẩn mực kế toán công

    Đoạn có nội dung tham chiếu

    1

    Thuê tài sản

    5, 36, 59, 61

    2

    Bất động sản đầu tư

    6

    3

    Chi phí đi vay

    30, 32

    4

    Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

    40, 55

    5

    Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

    60, 61, 64

    6

    Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

    26

    VI. PHỤ LỤC SỐ 05

    PHỤ LỤC SỐ 05

    CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 31 TÀI SẢN VÔ HÌNH
    (Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

    GIỚI THIỆU

    Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 31 “Tài sản vô hình” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 31 “Tài sản vô hình” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 không quy định những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

    Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2010, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

    Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

    Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

    STT

    Tên chuẩn mực kế toán công

    Đoạn có nội dung tham chiếu

    1

    Công cụ tài chính: Trình bày

    3(b); 4(d)

    2

    Hợp đồng xây dựng

    4(a)

    3

    Thuê tài sản

    4(b); 7; 96; 97

    4

    Lợi ích người lao động

    4(c); 35(a); 63(b)

    5

    Thỏa thuận nhượng quyền: Bên nhượng quyền

    4(e)

    6

    Báo cáo tài chính riêng

    (d)

    7

    Báo cáo tài chính hợp nhất

    4(d)

    8

    Đầu tư vào đơn vị liên kết và liên doanh

    4(d)

    9

    Chi phí đi vay

    39; 63

    10

    Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

    88; 94; 103

    11

    Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

    97; 99

    Trên đây, Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ tới bạn đọc bài viết liên quan đến Quyết định số 1676/QĐ-BTC về 5 chuẩn mực kế toán công đợt 1. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!