Bảng tài khoản kế toán là gì? Hệ thống bảng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 và Thông tư 133 được quy định như thế nào? Chia sẻ những mẹo học thuộc cực nhanh. Bạn cùng ES xem nội dung bài viết dưới đây nhé.
- Hướng dẫn lập BCTC theo Thông tư 133 năm 2016
- Hướng dẫn cách kiểm tra số dư trên BCTC
- Lập Bảng cân đối kế toán theo thông tư 200
- Chiết khấu thanh toán theo Thông tư 133 và Thông tư 200
Để có thể tiện theo dõi bạn xem qua nội dung các nội dung liên quan về hệ thống bảng, các tài khoản kế toán dưới đây nhé.
#1. Bảng tài khoản kế toán là gì? Hệ thống các tài khoản kế toán ở Việt Nam
#1.1. Bảng tài khoản kế toán là gì?
Tài khoản kế toán (TKKT) là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Một doanh nghiệp bình thường sử dụng rất nhiều TKKT khác nhau, tạo nên một bảng hệ thống tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế như: Mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền...
Bảng tài khoản kế toán là bảng liệt kê tất cả các tài khoản kế toán sử dụng trong doanh nghiệp qua đó thể hiện tóm tắt các nội dung, nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
#1.2. Hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, bảng tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp có 2 loại cơ bản là: Bảng hệ thống các tài khoản theo thông tư 200 và hệ thống các tài khoản cho thông tư 133. Với mỗi loại hệ thống tài khoản khác nhau được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp không giống nhau.
- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống các tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng;
- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện;
- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống các TKKT doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Hệ thống tài khoản theo thông tư 133 được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã hoặc các Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
>>> Xem thêm bài viết tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây nhé!
Đối tượng áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
#2. Bảng tài khoản kế toán theo thông tư 200
Ở đây mình sẽ trình bày về cấu trúc của Bảng tài khoản kế toán theo thông tư 200 và File Excel của thông tư 200 để bạn nắm cơ bản nhé.
#2.1. Bảng tài khoản kế toán theo thông tư 200
Bảng tài khoản kế toán theo thông tư 200 có tất cả 76 tài khoản cấp 1 và hơn 100 tài khoản cấp 2 được chia ra làm 08 loại tài khoản bao gồm: Tài khoản tài sản, tài khoản nợ phải trả, tài khoản vốn chủ sở hữu, tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh, tài khoản thu nhập khác, tài khoản chi phí khác và tài khoản kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong đó:
+) Tài khoản tài sản bao gồm các tài khoản đầu 1 và tài khoản đầu 2;
+) Tài khoản nợ phải trả bao gồm các tài khoản đầu 3;
+) Tài khoản vốn chủ sở hữu bao gồm các tài khoản đầu 4;
+) Tài khoản doanh thu bao gồm các tài khoản đầu 5 và các tài khoản này cuối kỳ kế toán không có số dư;
+) Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các tài khoản đầu 6;
+) Tài khoản thu nhập khác bao gồm các tài khoản đầu 7;
+) Tài khoản chi phí khác bao gồm các tài khoản đầu 8;
+) Tài khoản kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các tài khoản đầu 9;
>>> Xem thêm bài viết hướng dẫn kiểm tra số dư trên BCTC tại đây nhé!
#2.2. Tải bảng hệ thống các tài khoản kế toán file Excel theo thông tư 200
Để các bạn tiện theo dõi ES đã hệ thống lại bảng hệ thống các tài khoản kế toán File Excel.
>>> Xem thêm tải bảng hệ thống các TKKT theo thông tư 200 File Excel tại đây nhé!
#3. Bảng tài khoản kế toán theo thông tư 133
Mục này ES sẽ trình bày về cấu trúc của bảng tài khoản kế toán theo thông tư 133 và File Excel đi kèm để bạn tham khảo nhé.
#3.1. Bảng tài khoản kế toán theo thông tư 133
Về cơ bản cấu trúc của bảng tài khoản kế toán theo thông tư 133 và thông tư 200 như nhau tuy nhiên do thông tư 133 áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lên hệ thống các tài khoản ít hơn. Hiện nay tài khoản cấp 1 của thông tư 133 có 49 tài khoản cũng được chia ra làm 08 loại tài khoản. Chi tiết bạn xem tại bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 tại đây nhé.
#3.2. Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán file excel theo thông tư 133
Để các bạn tiện theo dõi mình đã hệ thống tại bảng hệ thống tài khoản kế toán File Excel.
>>> Xem thêm tải bảng hệ thống các TKKT theo thông tư 133 File Excel tại đây nhé!
#4. Mẹo học hệ thống các tài khoản theo Thông tư 200 và Thông tư 133
Do thông tư 200 và thông tư 133 về cơ bản hệ thống các tài khoản không khác nhau mà thông tư 133 ít tài khoản hơn thông tư 200 nên gần như bạn chỉ cần học thuộc theo thông tư 200 thôi nhé. ES chia sẻ một số mẹo học cực nhanh nhé.
#4.1 Phân loại tài khoản theo đầu số
Trước khi học bạn cần lắm được đầu số nào tương ứng với các loại tài khoản nào. Mục này ES đã trình bày ở trên rồi nhé.
Tiếp theo bạn có thể học bằng cách phân chia như sau: Đầu số là 1 và 2 thì sẽ thuộc tài khoản tài sản: tăng ghi nợ, giảm ghi có; Đầu số là 3 và 4 thì sẽ thuộc tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (nằm trên phần nguồn vốn thuộc bảng cân đối kế toán): giảm ghi nợ, tăng ghi có; Đầu số là 5 và 7 sẽ thuộc tài khoản doanh thu và không có số dư cuối kỳ; Đầu số là 6,8 và 9 sẽ thuộc tài khoản chi phí cũng không có số dư cuối kỳ.
#4.2 Học từng loại tài khoản
Để tránh bị nhầm lẫn giữa các tài khoản với nhau cách tốt nhất là bạn nên học từng loại tài khoản một và đừng cố nhồi nhét cả bảng hệ thống tài khoản.
#4.3 Chịu khó luyện tập
Để học nhanh và nhớ lâu, tốt nhất là bạn nên rèn luyện bằng cách làm và học thật nhiều định khoản kế toán cùng với đó là viết trực tiếp ra giấy cho nhớ.
#5. Một số câu hỏi thường gặp về bảng hệ thống tài khoản
Hỏi: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có được sử dụng hệ thống các tài khoản theo thông tư 200 không?
Trả lời: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có được sử dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 được bạn nhé.
Hỏi: Trường hợp doanh nghiệp muốn thêm tài khoản cấp 1 thì có được không?
Trả lời: Được bạn nhé. Tuy nhiên doanh nghiệp phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ tài chính.
Hỏi: Bảng các tài khoản kế toán là gì?
Trả lời: ES đã định nghĩa về bảng tài khoản kế toán bạn xem chi tiết tại đây nhé.
Hãng Kiểm toán ES vừa cùng bạn tìm hiểu và chia sẻ về bảng tài khoản kế toán mới nhất hiện nay. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!