Chi phí lãi vay là gì? Nghị định 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05 tháng 12 năm 2020 và áp dụng cho kỳ kế toán thuộc năm tài chính 2020 thì cách tính chi phí lãi vay được trừ cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết như thế nào? Hướng dẫn kết chuyển cùng ví dụ minh họa dễ hiểu tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Hãng Kiểm toán ES.

Hướng dẫn cách tính lãi vay được trừ theo Nghị định 132/2020 với doanh nghiệp có Giao dịch liên kết
Hướng dẫn cách tính lãi vay được trừ theo Nghị định 132/2020 với doanh nghiệp có Giao dịch liên kết

Đầu tiên, các bạn xem qua nội dung chính về bài viết dưới đây nhé:

#1. Chi phí lãi vay là gì?

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán số 16 về Chi phí lãi vay thì được định nghĩa như sau:

Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.

Các khoản chi phí tạo nên nó bao gồm:

  • Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
  • Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu;
  • Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;
  • Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.

#2. Căn cứ pháp lý liên quan

- Chuẩn mực kế toán số 16;

- Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

#3. Xác định lãi tiền vay được trừ

Cách tính chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Căn cứ theo mục a và b khoản 3 điều 16 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định thì:

  • Tổng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
  • Phần lãi tiền vay không được trừ theo quy định tại mục trên này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng lãi tiền vay được trừ trong trường hợp tổng lãi tiền vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại mục trên. Thời gian chuyển lãi tiền vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lãi tiền vay không được trừ;

Biểu thị qua công thức thì Tổng lãi vay được trừ với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

Tổng lãi tiền vay được trừ tối đa = 30%*EBITDA* = 30% (EBITDA - Lợi nhuận khác - Lãi tiền gửi, cho vay)

>>> Xem thêm các bên có quan hệ liên kết tại đây nhé.

Như vậy so với Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì về mức khống chế tiền lãi vay được tăng lên, cùng với đó là việc lãi vay vượt mức khống chế sẽ được chuyển sang các năm sau tuy nhiên chỉ được chuyển tối đa liên tục 05 năm. Nếu không chuyển hết sẽ không được chuyển nữa. Phần này bạn có thể hiểu tương tự như chuyển lỗ trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm so sánh nghị định 20 và nghị định 132 tại đây nhé!

Vậy EBITDA là gì? Cách xác định EBITDA như thế nào?

#4. EBITDA là gì? Cách xác định EBITDA như thế nào?

#4.1 EBITDA gì?

EBITDA là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để phân tích tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, hay Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.

Bằng cách tính thêm các yếu tố bổ sung nói trên, EBITDA loại bỏ những ảnh hưởng từ các quyết định về mặt kế toán và tài chính (cách trích khấu hao, lãi vay) cho phép bạn tập trung rõ hơn nữa vào lợi nhuận thực tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

#4.2 Cách tính EBITDA* như thế nào?

EBITDA* tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Các cách tính EBITDA* nhưng ở đây ES đưa ra 03 cách tính cơ bản sau:

EBITDA* = EBITDA - (Lãi tiền gửi, tiền cho vay) - Lợi nhuận khác ;

EBITDA* = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + (Lãi vay - Lãi tiền gửi, tiền cho vay) + Khấu hao - Lợi nhuận khác;

EBITDA*= Lợi nhuận trước thuế + (Lãi vay - Lãi tiền gửi, tiền cho vay) + Khấu hao - Lợi nhuận khác;

EBITDA*= Lợi nhuận thuần hoạt động KD + (Lãi vay - Lãi tiền gửi, tiền cho vay) + Khấu hao;

#5. Ví dụ về tính lãi vay được trừ trong trường hợp doannh nghiệp có quan hệ liên kết

Ví dụ 1: Trong năm 2020 Công ty TNHH Kiểm toán ES có bán hàng cho 1 công ty khác là bên liên kết. Như vậy trường hợp này Công ty TNHH Kiểm toán ES thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Chi phí lãi vay trong năm là 200.000.000 đồng. Giả sử chi phí lãi vay này đủ điều kiện là chi phí được trừ của công ty và không phát sinh lãi tiền gửi và lãi tiền cho vay.

Một số thông tin khác như sau: Lợi nhuận kế toán trước thuế là 600.000.000 đồng. Lợi nhuận khác bằng 0, lãi cho vay, lãi tiền gửi bằng 0. Khấu hao là 100.000.000 đồng. Tính lãi vay không được trừ cho năm 2020?

Cách tính: EBITDA*= 600.000.000+200.000.000+100.000.000 - 0 - 0= 900.000.000 đồng.

Lãi vay tối đa được trừ trong năm: 30%*EBITDA*=30%*900.000.000=270.000.000 đồng.
Như vậy năm 2020, ES được tính cả 200.000.000 đồng là chi phí hợp lý.

Thay đổi 1 chút đề bài ta đến với ví dụ 2:

Ví dụ 2: Tương tự như trên nhưng có thay đổi về lãi vay, lợi nhuận và khấu hao

Chi phí lãi vay trong năm là 400.000.000 đồng. Giả sử chi phí lãi vay này đủ điều kiện là chi phí được trừ của công ty và không phát sinh lãi tiền gửi và lãi tiền cho vay.

Một số thông tin khác như sau: Lợi nhuận kế toán trước thuế là 800.000.000 đồng. Lợi nhuận khác bằng 0, lãi cho vay, lãi tiền gửi bằng 0. Khấu hao là 50.000.000 đồng. Tính lãi vay không được trừ cho năm 2020?

Cách tính: EBITDA*= 800.000.000+400.000.000+50.000.000 - 0 - 0= 1.250.000.000 đồng.

Lãi vay tối đa được trừ trong năm: 30%*EBITDA*=30%*1.250.000.000=375.000.000 đồng.
Như vậy năm 2020, ES chỉ được trừ tối đa là 375.000.000 đồng.

Phần chênh lệch: 400.000.000 - 375.000.000=25.000.000 đồng thì ES được chuyển sang các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá năm 2025.

#6. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Trong kỳ có phát sinh mua bán với bên liên kết nhưng toàn bộ lãi tiền vay là của bên độc lập thì tính như thế nào?

Trả lời: Nếu bạn có vay của bên độc lập mà có phát sinh giao dịch mua bán với bên liên kết thì vẫn lãi vay đó vẫn chịu sự điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP bạn nhé.

Hỏi: Tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không?

Trả lời: ES đã chia sẻ tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không? bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Cách tính lãi tiền vay trong doanh nghiệp có giao dịch liên kết như thế nào?

Trả lời: ES đã chia sẻ cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về cách tính chi phí lãi vay. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.