Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí được trừ cũng như không được trừ của doanh nghiệp. Vậy đối với những tài sản cố định chưa sử dụng trong kì sẽ được theo dõi như nào? Sau đây, Hãng Kiểm toán ES xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc nội dung bài viết Chi phí khấu hao TSCĐ chưa sử dụng được trừ khi tính thuế TNDN không?

4
Chi phí khấu hao TSCĐ chưa sử dụng được trừ khi tính thuế TNDN không?

Dưới đây là nội dung bài viết, mời các bạn cùng đón đọc!

#1. Chi phí khấu hao TSCĐ chưa sử dụng được trừ khi tính thuế TNDN không?

Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Theo khoản 2.2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”

Kết luận:

- Khi DN ghi tăng TSCĐ (Dù chưa sử dụng) thì vẫn phải tính và trích khấu hao theo quy định -> Nhưng khoản chi phí khấu hao này sẽ KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

-> Tức là: Các bạn vẫn cứ hạch toán trích khấu hao như bình thường. Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TDNN thì các bạn nhập số chi phí đó vào Chỉ tiêu B4.

VD: Tháng 11/2017 Công ty TNHH Kiểm toán Es-Glocal mua 1 máy Photo trị giá 120.000.000, mua về cho bộ phận văn phòng (Quản lý) sử dụng.

- Nhưng đến tháng 1/2018 Công ty mới đưa vào sử dụng. Công ty lựa chọn trích khấu hao 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45 là từ 7 – 15 năm) và lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Cách tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:

- Mức trích khấu hao hàng năm = 120.000.000 / 10 = 12.000.000/năm

- Mức trích khấu hao hàng tháng = 12.000.000/12 = 1.000.000/tháng.

Cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 11/2017:

Nợ 642: 1.000.000 (Vì dùng cho bộ phận quản lý)

Có TK 2141: 1.000.000

- Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 12/2017:

Nợ 642: 1.000.000

Có TK 2141: 1.000.000

-> Vì khoản chi phí khấu hao trên KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nên: Khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN các bạn nhập số chi phí khấu trên (2.000.000) vào chỉ tiêu B4.

Tham khảo thêm: Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

"- Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu."

#2. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình?

Trả lời: Bạn có thể tham khảo bài viết về Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình tại đây nhé.

Hỏi: Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ?

Trả lời: Mời các bạn đón đọc bài viết về Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ mới nhất tại đây nhé.

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES vừa giúp các bạn giải đáp câu hỏi Chi phí khấu hao TSCĐ chưa sử dụng được trừ khi tính thuế TNDN không?. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!