Quyết toán thuế TNDN năm 2017 gần về cuối, nhiều người liên hệ với chúng tôi hỏi về cách kê khai giao dịch liên kết theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với Doanh nghiêp có giao dịch liên kết. Gần đây, TCT vừa cập nhật nâng câp phần mềm HTKK 3.8.2 mới nhất cập nhật mẫu tờ khai GDLK-01 thông tin về quan hệ liên kết. Sau đây, Hãng Kiểm toán Es-Glocal xin hướng dẫn kê khai mẫu GTLK-01 Thông tin về quan hệ liên kết tương bước như sau:
Mẫu GDLK-01 Hướng dẫn kê khai mẫu GTLK-01 Thông tin về quan hệ liên kết
Người nộp thuế (NNT) kê khai từng bước về thông tin giao dịch liên kết mẫu 01 kèm theo nghị định 20 chi tiết:
Bước 1: Ở mục I mẫu GDLK-01 Thông tin về các bên liên kết
NNT kê khai toàn bộ các bên có quan hệ liên kết với doanh nghiệp, vậy những bên như thế nào là những bên có quan hệ liên hết với doanh nghiệp. Quan hệ liên kết là gì? Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào?
Mời các bạn xem tiếp: Các bên có quan hệ liên kết theo Nghị định 20
Tên bên liên kết: NNT ghi rõ tên của các bên có quan hệ liên kết ở ở trên hướng dẫn xác định các bên có quan hệ liên kết.
Quốc gia: Chọn quốc gia của bên liên kết đó. Ví dụ: Việt Nam, Anguilla, Angola, ....
MST: Các bạn điền chi tiết Mã số thuế trên đăng ký KD hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế. VD: Mã số thuế Công ty TNHH Kiểm toán Es-Glocal các bạn điền như sau: 0104963862
Hình thức liên kết: Hình thức liên kết ở đây được đánh theo thư tự từ: a==>k theo nghi định 20 được xác định ở mục nào thì ghi ở mục đó. Xác đinh Các bên có quan hệ liên kết theo Nghị định 20
Lưu ý: Trường hợp, một bên liên kết mà có nhiều quan hệ liên kết thì tích "x" vào toàn bộ hình thức liên kết.
Tại mẫu GDLK-01 này có một dòng, trường hợp NNT có nhiều bên thì thêm dòng để đền các bên liên kết khác.
Bước 2: Ở mục 2 - Các trường hợp miễn kê khai, miễn trừ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Phần này, Các bạn cần lưu ý khi xác định doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng được miễn kê khai, hay miến lập hồ sơ giao dịch liên kết cần nắm rõ. Đã miễn kê khai thì cũng miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết, còn trường hợp doanh nghiệp chỉ miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết thì vẫn phải lập hồ sơ. Tóm tắt cơ bản như sau:
Các bên liên kết sau khi đã được xác định
a. Miễn kê khai
- Trong lãnh thổ Việt Nam:
+ Nếu các bên liên kết có áp dụng cùng mức thuế suất và các bên không có bên nào được ưu đãi thuế thì miễn kê khai, cũng được hiểu là doanh nghiệp cũng được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết;
+ Nếu không phải trường hợp trên các đối tương khác vẫn phải kê khai bình thường. Tức là vẫn phải kê khai mẫu GDLT-01 (Mẫu 01 kèm theo nghị định 20)
- Ngoài lãnh thổ Việt Nam: không có đối tượng nào được miễn kê khai;
b. Miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết
Người nộp thuế xác định xem DN mình có thuộc đối tượng miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết hay không căn cư như sau:
- Áp dụng đồng thời thì được miễn lập hồ sơ (không thỏa mãm một trong hai thì vẫn phải lập)
+ Doanh thu nhỏ hơn 50 tỷ
+ Tổng giao dịch liên kết nhỏ hơn 30 tỷ (được hiểu tổng mua, bán với toàn bộ các bên có quan hệ liên kết)
- NNT đã ký thỏa thuận APA (Thỏa thuận trước về phương pháp xác định thuế).
Đối tượng này hiện nay ở Việt Nam chưa có NNT nào thỏa thuận thành công với cơ quan thuế về phương pháp xác định thuế;
- Người nộp thuế thỏa mãm đồng thời:
+ Kinh doanh giản đơn;
+ Không phát sinh Doanh thu, chi phí từ việc khai thác, sử dụng tài sản vô hình;
+ Có doanh thu nhỏ hơn 200 tỷ đồng;
+ Áp dụng lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN tương ứng (Thương mại: 5%, Sản xuất: 10%, Gia công: 15%)
Còn lại các trường hợp khác PHẢI kê khai và lập hồ sơ giao dịch liên kết.
Đối tượng thuộc đối tượng miễn nào thì tích vào ô đó. Người nộp thuế không thuộc những đối tượng trên thì kê khai tiếp.
Mời các bạn xem tiếp: Giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN
Bước 3: Phần 3 của mẫu GDLK-01 thông tin xác định giá giao dịch liên kết.
NNT kê khai tương ứng với các phần Giá trị bán ra cho bên liên kết, Giá trị mua vào cho bên liên kết tương ứng với giá trị giao dịch với bên liên kết và bên độc lập. NNT đọc vào kê khai tương ứng.
NNT lưu ý: Phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết cần điền đúng, chi tiêu này CQT (thanh tra thuế) sẽ yêu cầu giải trình bằng phương pháp đó để chứng minh được giá, giá trị bán với bên liên kết đang phù hợp với giá trị thị trường. Trường hợp nếu không giải trình được, thì Cơ quan thuế có quan ấn định thuế theo Luật quản lý thuế. Các bạn tham khảo Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết
Mời các bạn tham khảo: Hướng dẫn kê khai thông tin xác định giá giao dịch liên kết theo mẫu 01 NĐ 20
Bước 4: NNT kê khai kết quả kinh doanh sau khi xác định giá trong giao dịch liên kết.
NNT thuộc đối tượng nào thì kê khai ở đối tượng đó, ở đây gồm:
- NNT thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ... (Đa số các doanh nghiệp thuộc đối tượng này)
- NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng;
- NNT thuộc các ngành là công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Chi tiết mới các bạn tham khảo:
- Kê khai kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết trong sản xuất, thương mại, dịch vụ
-
Kê khai kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết cho ngân hàng, tín dụng
- Kê khai kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết cho công ty chứng khoán, quỹ, quản lý quỹ
Trên đây, Hãng Kiểm toán Es-Glocal đã chia sẻ cách kê khai mẫu GDLK-01, Mẫu GDGT-01 này được lập dựa trên cơ sở nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Mời các bạn tham khảo thêm: