Tài sản cố định là gì? Những quy định hiện hành về Khấu hao tài sản cố định và phương pháp tính như thế nào? Giải quyết những câu hỏi trên, Hãng Kiểm toán ES xin được trân trọng gửi tới bạn đọc bài chia sẻ về những thay đổi mới nhất liên quan đến Khấu hao Tài sản cố định.
#1. Tài sản cố định là gì?
Trước khi tiến hành trích khấu hao tài sản, việc xác định tài sản cố định (TSCĐ) có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý cũng như sử dụng tại doanh nghiệp.
TSCĐ được hiểu là bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ.
Theo Điều 2, Chương I, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:
“1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả.
3. Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
4. Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.”
>>> Xem thêm điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình tại đây nhé!
#2. Khấu hao Tài sản cố định là gì?
Điều 2, Chương I, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 cũng chỉ rõ:
“9. Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
10. Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.”
>>> Xem thêm:
- Những Tài sản cố định nào không phải trích khấu hao tại đây nhé!
- Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định tại đây nhé!
- Quy định về việc trích khấu hao nhanh đối với Tài sản cố định tại đây nhé!
#3. Khung thời gian khấu hao TSCĐ mới nhất năm 2020
PHỤ LỤC I: KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)
|
#4. Những điều cần biết về việc thay đổi khung khấu hao TSCĐ trong DN năm 2020
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung.
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 10, Thông tư 45/2013/TT-BTC
“Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng;
- Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư”.
“Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định”
Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định:
- Bộ Tài chính phê duyệt đối với:
+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý
(Điểm c, Khoản 3, Điều 10, Thông tư 45/2013/TT-BTC)
#5. Một số câu hỏi liên quan
Hỏi: Điều kiện ghi nhận TSCĐ gồm những gì?
Trả lời: Hãng Kiểm toán ES đã chia sẻ bài viết về điều kiện ghi nhận tài sản cố định tại đây, mời các bạn cùng theo dõi!
Hỏi: Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng như thế nào?
Trả lời: Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng được ES chia sẻ tại đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Hỏi: Khung khấu hao tài sản cố định?
Trả lời: Mời các bạn theo dõi bài viết về khung khấu hao tài sản cố định tại đây nhé.
Hỏi: Nhà cửa, vật kiến trúc có khung khấu hao như nào?
Trả lời: Khấu hao của tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc có thời gian khấu hao từ 05 đến 50 năm tùy vào phân loại từng tài sản.
Trên đây là bài viết chia sẻ liên quan đến những thay đổi mới nhất về khấu hao TSCĐ năm 2020 của Hãng kiểm toán ES. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi ES trong suốt thời gian qua!