Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Hiện nay luật thuế thu nhập doanh nghiệp đang sử dụng những luật nào và các vấn đề cần lưu ý.

Tổng hợp luật thuế TNDN
Tổng hợp luật thuế TNDN

1. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.

- Luật là một hệ thống các quy tắc được tạo ra và được thi hành thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi. Luật là một hệ thống điều chỉnh và đảm bảo rằng các cá nhân hoặc cộng đồng tuân theo ý muốn của nhà nước.

Vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là một hệ thống các văn bản quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và được thi hành thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi của các đối tượng liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2008 đến hiện nay

Hệ thống văn bản pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2008 đến hiện nay gồm:

Loại văn bản Số Tên văn bản Ngày hiệu lực

Luật

14/2008/QH12

Luật số 14/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII về Thuế thu nhập doanh nghiệp

01/01/2009

Luật

32/2013/QH13

Luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 của Quốc hội khoá XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

01/01/2014

Luật

71/2014/QH1

Luật số 71/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 của Quốc hội khoá XIII sửa đổi các Luật về thuế 2014

01/01/2015

Nghị định

218/2013/NĐ-CP

Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

15/02/2014
Nghị định 91/2014/NĐ-CP

Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế

15/11/2014
Nghị định 12/2015/NĐ-CP

Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

01/01/2015
Nghị định 12/VBHN-BTC

Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

26/05/2015
Thông tư 66/2010/TT-BTC

Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết

06/06/2010
Thông tư 199/2012/TT-BTC

Thông tư 199/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 122/2011/NĐ-CP về chuyển đổi ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

31/12/2012
Thông tư 135/2013/TT-BTC

Thông tư 135/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tài chính vi mô

11/11/2013
Thông tư 78/2014/TT-BTC

Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/nđ-cp ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

02/08/2014
Thông tư 212/2015/TT-BTC

Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại nghị định số 19/2015/nđ-cp ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

15/01/2015
Thông tư 119/2014/TT-BTC

Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

15/01/2015
Thông tư 151/2014/TT-BTC

Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

15/01/2015
Thông tư 96/2015/TT-BTC

Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành 22/06/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính

06/08/2015
Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC

Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

14/09/2015
Thông tư 25/2018/TT-BTC

Thông tư 25/2018/TT-BTC ban hành ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính

01/05/2018

3. Điểm mới của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Hai thông tư quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay là Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành 22/06/2015 và Thông tư 25/2018/TT-BTC ban hành ngày 16/03/2018.

Chi tiết những điểm mới quan trọng về luật thuế TNDN trong hai thông tư này xem chi tiết bài viết điểm mới nhất của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại đây nhé!

4. Một số lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay

Có rất nhiều vấn đề phát sinh cần lưu ý khi Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNDN hàng năm.

>>> Xem thêm những kinh nghiệm khi quyết toán thuế tại đây!

5. Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1:

Doanh nghiệp tôi có nhận chuyển nhượng một phần vốn của doanh nghiệp khác trong đó có tài sản cố định là nhà kho chứa hàng và nhà để xe. Xin cho biết khoản chi phí khấu hao các tài sản cố định trên có được tính vào chi phí được trừ của Doanh nghiệp tôi hay không?

Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính có quy định như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng một Phần vốn hoặc chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật, nếu có chuyển giao tài sản thì doanh nghiệp nhận chuyển nhượng chỉ được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ đối với các tài sản chuyển giao đủ Điều kiện trích khấu hao theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại doanh nghiệp chuyển nhượng.”

Căn cứ quy định trên, Doanh nghiệp bạn có nhận chuyển nhượng một phần vốn của doanh nghiệp khác trong đó có tài sản cố định là nhà kho chứa hàng và nhà để xe thì khoản trích khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí được trừ nếu tài sản chuyển giao đủ điều kiện trích khấu hao theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại Doanh nghiệp chuyển nhượng.

Câu hỏi 2:

Xin cho biết có được tính vào chi phí được trừ cho các khoản chi ngày lễ như giỗ tổ hùng vương, quốc tế lao động, sinh nhật của nhân viên, ngày trung thu hay không?

Trả lời:

Theo Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) quy định về khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.30. Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Câu hỏi 3:

DN tôi có phát sinh chi phí mua vé máy bay cho người lao động đi công tác trong và ngoài nước, xin hỏi hồ sơ hợp lệ để tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cho khoản chi phí này?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì:

“2.9….Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển”.

Như vậy, tại Thông tư đã quy định rõ điều kiện để được tính chi phí được trừ và hồ sơ hợp lệ cho khoản chi phí mua vé máy bay cho người lao động đi công tác trong và ngoài nước. Doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

Câu hỏi 4:

Cuối năm 2018, do kết quả kinh doanh hiệu quả, Công ty tôi có chi khoản thưởng cho toàn bộ nhân viên phòng kinh doanh (mỗi người 10 triệu đồng) thì khoản chi thưởng đó có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?

Trả lời:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“…Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Do vậy, Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi thưởng chi trực tiếp cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và khoản chi thưởng này được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định (nêu trên).

Câu hỏi 5:

Công ty tôi có mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động với mức 2.5 triệu đồng/tháng/người. Xin hỏi công ty tôi có được tính vào chi phí được trừ cho khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động này không?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) quy định về khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).”

Căn cứ quy định trên, khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động với mức 2.5 triệu đồng/tháng/người của Công ty anh được tính vào chi phí được trừ nếu khoản chi này được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định (nêu trên). Ngoài ra, Công ty anh chỉ được trừ khoản chi này vào chi phí khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.

Như vậy, ES đã chia sẻ tới các bạn một cách tổng quan về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và những lưu ý, câu hỏi liên quan. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.