Thuế TNDN tạm tính là gì? Xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN như thế nào? Hãng kiểm toán Es-Glocal xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Lưu ý về thuế TNDN tạm tính và chênh lệch so với số thuế quyết toán.

Xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN
Xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN

Để tiện theo dõi, các bạn lướt qua nội dung chính dưới đây về xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN trước nhé.

#1. Thuế TNDN tạm tính là gì?

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế thu trực tiếp hàng năm của doanh nghiệp và được tính dựa trên thu nhập tính thuế của doanh nghiệp.

- Thuế TNDN tạm nộp là khoản tiền thuế doanh nghiệp tạm đóng hàng Tháng, Quý dựa kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trước khi nộp Quyết toán thuế.

#2. Quy định về tờ khai thuế TNDN tạm tính

- Theo quy định tại Điều 17 thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 quy định:

“Điều 12a. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý."

NHƯ VẬY:
- Từ quý 4 năm 2014 Doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ phải tính ra số thuế TNDN tạm nộp quý.

#3. Quy định về số tiền thuế TNDN tạm tính

- Theo điều 17 của Thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2014 quy định như sau:

"Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán."

NHƯ VẬY:
Từ năm tài chính năm 2014 đến hết năm 2020, doanh nghiệp phải tạm nộp số thuế TNDN cho năm tài chính ít nhất 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

- Căn cứ vào điểm b khoản 6 điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thì:

"Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước."

NHƯ VẬY: Từ kỳ tính thuế năm 2021 trở đi, doanh nghiệp phải tạm nộp thuế TNDN của 03 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

>>> Xem thêm bài viết tính thuế TNDN tạm tính tại đây nhé!

#4. Xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN

Để các bạn có thể hiểu rõ cách xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN, ES xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:

#4.1. Áp dụng cho kỳ tính thuế trước năm 2021

VD1:

- Năm 2015, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

- Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.

=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.

- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.

Kết luận:

- Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng

- Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.

- Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

- Nếu trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế và phát hiện số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp đã khai trong hồ sơ quyết toán).

= > Đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, thì DN bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp (kể từ ngày 1/4/2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.

VD2:

- Năm 2014, Công ty Es-Glocal đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

- Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng.

=> Như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì DN chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng.

- Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

VD3:

- Năm 2016, Công ty B đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

- Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.

- Thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

#4.2. Áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2021 trở đi

VD4:

Đối với kỳ tính thuế năm 2021, Hãng Kiểm toán ES đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 03 quý đầu năm là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng;

75% của số phải nộp theo quyết toán là: 90 x 75%=67,50 triệu đồng. (>số thuế còn phải nộp theo QT 10 triệu đồng)

NHƯ VẬY:
Chênh lệch giữa số tiền trên quyết toán thuế TNDN với số thuế đã tạm nộp 03 quý đầu trong năm trên 75% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định.

VD5:

Hãng Kiểm toán ES có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2021, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 03 quý đầu năm 2021 là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
75% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 75% = 82,5 triệu đồng.
Phần chênh lệch số đã tạm nộp và số phải tạm nộp có giá trị là: 82,5 triệu – 80 triệu = 2,5 triệu đồng.

NHƯ VẬY:
Công ty Es-Glocal phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế nộp thiếu là 2,5 triệu đồng tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý ba của doanh nghiệp (từ ngày 01 tháng 11 năm 2021) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán.

VD6:

Đối với kỳ tính thuế năm 2021, Hãng Kiểm toán ES đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.

Như vậy số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

#5. Cách hạch toán Thuế TNDN tạm nộp hàng quý

- Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế TNDN tạm nộp ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 111, TK 112,…

- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:

+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, tức là phải nộp thêm, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi đi nộp tiền thuế TNDN:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 111, TK 112,…

+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, tức là nộp thừa ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

#6. Một số câu hỏi thường gặp về xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN

Hỏi: Thuế TNDN tạm tính là gì?

Trả lời: Thuế TNDN tạm nộp là khoản tiền thuế doanh nghiệp tạm đóng hàng Tháng, Quý dựa kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trước khi nộp Quyết toán thuế.

Hỏi: Doanh nghiệp có phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý không?

Trả lời: Từ quý 4 năm 2014 Doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ phải tính ra số thuế TNDN tạm nộp quý.

Hỏi: Xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN như thế nào?

Trả lời: ES đã chia sẻ xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Cách hạch toán thuế TNDN tạm nộp hàng quý?

Trả lời: ES đã chia sẻ cách hạch toán thuế TNDN tạm nộp hàng quý bạn xem tại đây nhé.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về xử lý chênh lệch thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế TNDN. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!