Trong hệ thống pháp luật lao động, phụ lục hợp đồng lao động luôn là một chế định chiếm vị trí rất quan trọng trong HĐLĐ, do đó đây là nội dung sớm được quy định và giữ vai trò trung tâm trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật lao động nhằm điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Sau đây, Hãng kiểm toán ES sẽ giúp các hiểu rõ hơn tầm quan trọng của phụ lục HĐLĐ dưới bài viết dưới đây nhé:
- Tổng hợp các mẫu hợp đồng lao động mới nhất áp dụng cho năm 2020
- Quy định bắt buộc về nội dung hợp đồng lao động mới nhất 2020
#1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì ?
Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 tại Điều 24 quy định chi tiết về PLHĐLĐ như sau:
“Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động”
Như vậy Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời với HĐLĐ và doanh nghiệp có thể ký PLHĐ để sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của khoản sửa đổi, bổ sung.
#2. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động
Dưới đây là mẫu phụ lục hợp đồng lao động được sử dụng phổ biến nhất:
>>> Xem thêm tải mẫu phụ lục hợp đồng lao động tại đây nhé!
#3. Những nội dung cần đảm bảo trong Phụ lục hợp đồng lao động
Trong quá trình lập Phụ lục HĐLĐ, cả hai bên cần phải đảm bảo những yêu cầu sau trong Phụ lục HĐLĐ. Cụ thể:
- Cần phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình giao kết Phụ lục HĐLĐ. Cũng như tuân thủ việc cung cấp thông tin khi giao kết HĐLĐ.
- Cần nắm được đúng về Phụ lục HĐLĐ. Sử dụng Phụ lục HĐLĐ để bổ sung thêm các chi tiết trong HĐLĐ. Không được để cho người đọc hiểu sai về nội dung đó trong HĐLĐ.
- Khi sử dụng Phụ lục HĐLĐ để sửa đổi và bổ sung các điều khoản ở trong hợp đồng. Cần phải ghi rõ ràng về nội dung của những điều khoản được sửa đổi và bổ sung. Bên cạnh đó cũng cần ghi rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của điều khoản đó.
- Nếu như sử dụng Phụ lục HĐLĐ để thay đổi thời hạn trong hợp đồng. Nhưng không được thay đổi về thể loại HĐLĐ đã được giao kết trước đó.
#4. Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng lao động
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết PLHĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.
Sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục HĐLĐ:
Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
#5. Những lưu ý khi thực hiện phụ lục hợp đồng lao động
Hiện nay trong Luật lao động, không có quy định cụ thể về số lần ký kết của Phụ lục HĐLĐ. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng Phụ lục HĐLĐ để thay đổi thời hạn trong HĐLĐ. Cả hai bên sẽ chỉ được ý kết duy nhất 1 lần như đã trình bày trong phần nguyên tắc ký phụ lục HĐLĐ. Điều này đã được quy định trong Điều 5 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Đối với trường hợp mà doanh nghiệp sử dụng Phụ lục HĐLĐ để sửa đổi thời hạn trong HĐLĐ quá 1 lần. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cụ thể như sau:
- Phạt hành chính từ 2 triệu đến 4 triệu đồng nếu vi phạm từ 1 đến 10 người;
- Phạt hành chính từ 4 triệu đến 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 người;
- Phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 đến 100 người;
- Phạt hành chính từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 đến 300 người;
- Phạt hành chính từ 30 triệu đến 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.
>>> Xem thêm bài viết Những lưu ý khi thực hiện phụ lục hợp đồng lao động tại đây nhé!
Trên đây là những chia sẻ của ES để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phụ lục hợp đồng lao động. Nếu các bạn có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn các bạn và mong gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.