Kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Quy định việc rút vốn ra khỏi công ty hợp danh. Các nội dung liên quan gồm Quy định góp vốn trong công ty hợp danh, Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty; Mua lại phần góp vốn của thành viên công ty TNHH NTV.
Quy định việc rút vốn ra khỏi công ty hợp danh
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty, tuy nhiên, việc rút vốn khỏi công ty hợp danh chỉ được thực hiện khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Yêu cầu rút vốn khỏi công ty của thành viên hợp danh phải được thể hiện bằng văn bản và phải thông báo đến công ty chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn.
Việc rút vốn chỉ được giải quyết vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Ngoài ra, thành viên hợp danh còn có thể rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại, trường hợp, các thành viên hợp danh còn lại không chấp thuận thì không thể thực hiện việc chuyển nhượng này.
Sau khi thành viên hợp danh hoàn tất việc rút vốn thì công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký lại thông tin doanh nghiệp với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Xem chi tiết:
Thay đổi thành viên hợp danh
http://es-glocal.com/thay-doi-thanh-vien-hop-danh-trong-cong-ty-hop-danh.html
Thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hợp danh
http://es-glocal.com/thay-doi-ty-le-von-gop-cua-cac-thanh-vien-hop-danh.html
Thay đổi vốn điều lệ
http://es-glocal.com/thu-tuc-va-ho-so-thay-doi-von-dieu-le-cua-cong-ty.html
Lưu ý: Công ty hợp danh không được chuyển đổi loại hình sang các loại hình doanh nghiệp khác.
Tư cách thành viên hợp danh trong công ty sẽ chấm dứt khi thành viên rút vốn ra khỏi công ty. Tuy nhiên, trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, thành viên đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
Ví dụ: Ngày 02/05/2016, thành viên A hoàn thành việc rút vốn ra khỏi công ty hợp danh X. Đến ngày 20/9/2017, Công ty X bị Chi cục thuế quận Y phát hiện Công ty có hành vi gian lận thuế vào năm 2015 và ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp này, do thời điểm vi phạm xảy ra trước khi A rút vốn khỏi công ty, do đó, A vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với vấn đề này.
Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Đối với thành viên góp vốn:
Việc rút vốn của thành viên góp vốn tại công ty hợp danh được thực hiện bằng hình thức chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.
Do thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty nên việc chuyển nhượng vốn đơn giản và không hạn chế. Thành viên hợp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác, không nhất thiết phải là thành viên của công ty.
Tham khảo:
– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.
– Giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác định của công ty.
– Biên bản thanh lý hoàn thành việc chuyển nhượng.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014
- Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2014
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề: Quy định việc rút vốn ra khỏi công ty hợp danh
http://es-glocal.com/quy-dinh-viec-rut-von-ra-khoi-cong-ty-hop-danh.html
Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
http://es-glocal.com/cong-bo-noi-dung-dang-ky-doanh-nghiep-trong-cong-ty-co-phan.html
Chúc các bạn sức khỏe, may mắn và thành công!
Nguồn: phaplykhoinghiep.vn