Kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Quyền quyết định của chủ sở hữu công ty trong công ty TNHH MTV. Các nội dung liên quan gồm Quy định góp vốn trong công ty hợp danh, Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Mua lại phần góp vốn của thành viên công ty TNHH NTV; Rút vốn ra khỏi công ty hợp danh.
Quyền quyết định của chủ sở hữu công ty trong công ty TNHH MTV
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có quyền và nghĩa vụ tuyệt đối đối với mọi vấn đề của công ty, từ chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh đến tổ chức quản lý công ty, ...
(Tham khảo Điều 75 và Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2014)
Tuy nhiên, vì tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty phải có sự tách bạch rạch ròi với nhau, mọi khoản chi tiêu của cá nhân và gia đình của chủ sở hữu (đối với chủ sở hữu là cá nhân) phải tách biệt với các khoản chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Do đó, quyết định của chủ sở hữu công ty vẫn sẽ bị hạn chế trong trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty. Cụ thể:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có thể GIẢM vốn điều lệ bằng hình thức hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và sau bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả.
- Chủ sở hữu công ty chỉ có thể rút vốn ra khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác
Chi tiết:
Chuyển đổi thành Công ty TNHH nhiều thành viên
http://es-glocal.com/chuyen-doi-thanh-cong-ty-tnhh-nhieu-thanh-vien.html
Chuyển đổi thành Công ty cổ phần
http://es-glocal.com/chuyen-doi-thanh-cong-ty-co-phan-doi-voi-cong-ty-tnhh-mtv.html
Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định về việc góp vốn thành lập công ty (không góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì phải làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Chi tiết: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ
http://es-glocal.com/thu-tuc-va-ho-so-thay-doi-von-dieu-le-cua-cong-ty.html
Ngoài ra quyền của chủ sở hữu công ty còn được quy định cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt sau:
1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc tăng vốn điều lệ bằng việc huy động, kết nạp thêm thành viên mới
Công ty phải thay đổi loại hình hoạt động thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới
2. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề
Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định.
3. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân đã chết
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.
Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
5. Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản
Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Nguồn: phaplykhoinghiep.vn
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014
- Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014
- Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2014
- Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2014
- Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2014
- Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2014
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề: Quyền quyết định của chủ sở hữu công ty trong công ty TNHH MTV
http://es-glocal.com/quyen-quyet-dinh-cua-chu-so-huu-cong-ty-trong-cong-ty-tnhh-mtv.html
Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:
- Quy định việc rút vốn ra khỏi công ty hợp
http://es-glocal.com/quy-dinh-viec-rut-von-ra-khoi-cong-ty-hop-danh.html
Chúc các bạn sức khỏe, may mắn và thành công!