Khoản nợ phải thu khó đòi dường như là nỗi lo lắng của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy cần phải nắm rõ cách để xử lý những khoản nợ này đúng theo quy định của pháp luật. Sau đây, Hãng Kiểm toán ES xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết về thẩm quyền xử lí nợ phải thu.

Thẩm quyền xử lý nợ thuộc về ai
Thẩm quyền xử lý nợ thuộc về ai

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết, mời các bạn đón đọc!

#1. Nợ phải thu khó đòi là gì?

- Nợ phải thu (account receivable) là số tiền mà các cá nhân hay công ty khác nợ doanh nghiệp vì họ đã mua hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán vì được bán dưới hình thức tín dụng thương mại.

- Nợ phải thu khó đòi là phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn. Nhưng có khả năng không thể thu hồi được đúng hạn.

#2. Đối tượng lập dự phòng nợ khó đòi?

Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu, gồm có khoản doanh nghiệp cho vay và trái phiếu. Khoản trái phiếu này là những trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu đã quá hạn hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi đúng hạn.

#3. Điều kiện và phương pháp trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi

Trước tiên, doanh nghiệp phải xác định được điều kiện trích lập dự phòng khoản nợ phải thu này. Sau đó là tìm ra phương pháp phù hợp để có thể trích lập dự phòng.

a, Điều kiện để trích lập dự phòng

Theo “Khoản 1, Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC” quy định điều kiện:

Khoản nợ được xác định là khoản thu khó đòi phải có chứng từ gốc. Bên cạnh đó, còn phải có đối chiếu xác nhận của bên nợ về số tiền còn nợ. Gồm có: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…
Theo đó, các khoản không có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định phải xử lý như khoản tổn thất.

Để xác định là khoản phải thu khó đòi cần dựa vào các căn cứ sau:

Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán được ghi trên hợp đồng kinh tế của hai bên. Hoặc trên các khế ước vay nợ hay các cam kết vay nợ khác.
Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản. Hoặc tổ chức đang làm thủ tục giải thể. Trường hợp người nợ bỏ trốn, mất tích, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

b, Phương pháp trích lập

Khi đã có bằng chứng tin cậy, kế toán tiến hành lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi. Kèm theo đó là các chứng cứ chứng minh cho các khoản nợ khó đòi đó, cụ thể như:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 06 tháng đến dưới 1 năm: trích lập 30% giá trị.
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm: trích lập 50% giá trị.
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 02 năm đến dưới 03 năm: trích lập 70% giá trị.
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 03 năm trở lên: trích lập 100% giá trị.

>>> Xem thêm quy định về trích lập dự phòng tại đây nhé!

#4. Cách xử lý khoản nợ phải thu khó đòi

Theo quy định tại “Khoản 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC”, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng như sau:

- Số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung thêm.
- Số dự phòng phải trích lập lớn hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước. Lúc này, doanh nghiệp được trích bổ sung số chênh lệch và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

- Doanh nghiệp phải dự kiến được tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc mức tổn thất có thể xảy ra. Tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ khó đòi kèm theo chứng cứ cho khoản nợ nêu trên.

- Sau khi tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ, doanh nghiệp tổng hợp lại toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ. Tổng hợp vào bảng kê chi tiết, lấy đó làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

- Đối với khoản nợ phát sinh từ khoản lợi nhuận, cổ tức, doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng.

- Khi trích lập dự phòng nợ của đối tượng nợ có phát sinh, cả nợ phát sinh và nợ phải trả.

- Doanh nghiệp căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để trích lập dự phòng.

- Việc trích lập dựa trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng.

>>> Xem thêm về xử lí tài chính với các khoản phải thu khó đòi tại đây nhé

#5. Thẩm quyền xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi thuộc về ai?

Theo điều 4 khoản 6 Thông tư 229/2009-TT/BTC quy định:

Thẩm quyền xử lý nợ:

"Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành."

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ tới bạn đọc bài viết về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền xử lí nợ khó đòi. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!