Giao dịch liên kết là gì? Tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp là những vấn đề gì? Ảnh hưởng của các vấn đề đó như thế nào khi thanh kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp? Các bạn cùng ES tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết khi nào? Sự khác nhau giữa Nghị định 132 và Nghị định 20 của các trường hợp này là gì?
- Chuyển giá là gì? Cẩm nang TOÀN TẬP về chuyển giá từ A - Z
- Kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết
Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.
#1. Giao dịch liên kết là gì?
Giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP bao gồm: giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng chỉ những giao dịch liên kết được liệt kê ở trên thì mới bị điều chỉnh của Nghị định.
Nhiều bạn thắc mắc vậy chuyển giá là gì? Có sự khác biệt nào giữa 2 chuyển giá và giao dịch liên kết không?
Về bản chất thì chuyển giá và giao dịch liên kết là một bạn nhé. Còn có sự khác nhau về tên gọi là từ nghị định 20/20107/NĐ-CP thì khái niệm giao dịch liên kết ra đời thay thế cho cụm từ chuyển giá.
Các bạn có thể tìm hiểu từ A- Z về vấn đề chuyển giá tại đây nhé
>>> Xem thêm chuyển giá là gì?
#2. Nguyên nhân của việc thay đổi giá trong giao dịch liên kết
Có vô vài lý do, nguyên nhân để thay đổi giá hoặc áp dụng chính sách giá không phù hợp với giá trị thị trường. Trong khuôn khổ bài viết này, ES chỉ ra 04 nguyên nhân chính bao gồm dưới đây:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp, cá nhân hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Từ đó họ hoàn toàn có bán hay mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá mong muốn;
Thứ hai, là hoạt động riêng có của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty có quan hệ liên kết với nhau, có chung lợi ích kinh tế.
Thứ ba, giá cả trong các giao dịch này không theo giá thị trường mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường, tùy theo chủ đích riêng của tập đoàn hoặc các bên liên kết.
Thứ tư, mục đích của hành vi này là nhằm giảm đến mức thấp nhất có thể số tiền thuế phải nộp của các tập đoàn đa quốc gia hoặc của các bên liên kết xét về tổng thể, thông qua việc chuyển lợi nhuận (bằng chính sách về giá cả như nêu ở trên) từ nơi có thu nhập chịu thuế cao đến nơi có thu nhập chịu thuế thấp.
Từ các nguyên nhân trên, dẫn đến việc doanh nghiệp thực hiện các giao dịch không theo giá trị thị trường.
#3. Tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết
Với tất cả các doanh nghiệp thì việc xác định có hay không các vấn đề liên quan đển giao dịch liên kết để xác định doanh nghiệp của mình có thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định hay không hoặc nếu có thì có những vấn đề gì cần lưu ý. Các bạn cùng mình điểm qua một số vấn đề để thấy được tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết đó nhé
#3.1 Quan hệ liên kết
Quan hệ liên kết này là cực kỳ quan trọng, chỉ khi xác định đúng thì bạn mới xác định được doanh nghiệp của bạn có thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP hay không? Vậy quan hệ liên kết là gì? Các quan hệ đó được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định thì các bên có quan hệ liên kết được quy định cụ thể gồm 11 trường hợp từ a-l bao gồm:
- a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
- d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
- đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
- e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
- g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
- h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
- k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
- l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.
Vậy bạn cần xem xét doanh nghiệp của bạn có các mối quan hệ được liệt kê như ở trên không bạn nhé?
#3.2 Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết
Trường hợp khi xác định có các quan hệ liên kết và có các giao dịch với bên liên kết thì bạn cần xem xét xem mình có thuộc trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết hay không? Nếu không xác định đúng thì tất nhiên bạn sẽ kê khai sai, thiếu hồ sơ về giao dịch liên kết. Khi đó việc của cơ quan thuế khi kiểm tra rất đơn giản đó là việc ấn định tỷ suất lợi nhuận cho công ty của bạn. Vì căn cứ theo điểm 3 điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định: "Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giao dịch liên kết; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá giao dịch liên kết...".
>>> Xem thêm các trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết tại đây nhé
Như vậy nếu phải lập hồ sơ giá thì chắc chắn công ty bạn sẽ phải có bộ hồ sơ này để giải trình với cơ quan thuế và tốt nhất là doanh nghiệp của bạn thuê một đơn vị uy tín và chuyên về lĩnh vực này. Quy trình cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của ES bạn tham khảo bao gồm:
Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi được thực hiện tuần tự theo các bước:
Bước 1: Tổng quan về tập đoàn và Công ty;
Bước 2: Tổng quan về nền kinh tế;
Bước 3: Tổng quan về ngành;
Bước 4: Phân tích chức năng thực hiện;
Bước 5: Phân tích tài chính;
Bước 6: Xác định các bên liên kết và giao dịch liên kết;
Bước 7: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường;
Bước 8: Lựa chọn giao dịch/DN tương đồng;
Bước 9: Phân tích và loại trừ khác biệt trọng yếu;
Bước 10: Xác định biên độ thị trường chuẩn và so sánh;
Bước 11: Lập tờ khai thông tin giao dịch liên kết.
Với 11 bước làm của mình ES khẳng định mang lại sự yên tâm và chất lượng dịch vụ tốt nhất tới cho mọi khách hàng.
#3.3 Chi phí lãi vay và kết chuyển lãi vay
Tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết không thể không nhắc tới chi phí lãi vay. Với chi phí lãi vay thì bạn cần lưu ý vấn đề sau:
Tổng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
Phần lãi tiền vay không được trừ theo quy định tại mục trên này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng lãi tiền vay được trừ trong trường hợp tổng lãi tiền vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại mục trên. Thời gian chuyển lãi tiền vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lãi tiền vay không được trừ;
>>> Xem thêm cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết tại đây nhé
Vậy bạn luôn cần xác định đúng khoản chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp này bạn nhé.
#4. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết là gì?
Trả lời: ES đã chia sẻ tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết rồi bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Công ty muốn lập báo cáo giao dịch liên kết thì làm thế nào?
Trả lời: Bạn liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp bạn trong việc kê khai, lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
Trên đây là những chia sẻ của ES về tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết của chúng tôi.