Rất nhiều công ty, đơn vị kinh doanh băn khoăn, thắc mắc rằng Chứng quyền có bảo đảm thì có chịu thuế GTGT hay không và nếu có thì mức thuế suất áp dụng là bao nhiêu? Hãng kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin được giải đáp thắc mắc này qua bài viết Thuế GTGT đối với chứng quyền có bảo đảm.
Thuế GTGT đối với chứng quyền có bảo đảm
Trước hết, các bạn cần hiểu được thế nào là chứng quyền có đảm bảo.
Theo khoản 1 điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 26/06/2015 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán:
"...
23. Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
..."
Theo điểm c, điểm d, điểm g khoản 8 điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:
"c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở Giao dịch chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...
g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;"
Căn cứ quy định trên thì các hoạt động liên quan tới chào bán, niêm yết, giao dịch, tạo lập thị trường, kinh doanh chứng khoán, bù trừ, thanh toán chứng quyền thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Kết luận:
Chứng quyền có bảo đảm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tham khảo công văn số 1468/BTC-CST ngày 05/02/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chính sách thuế đối với chứng quyền có bảo đảm.
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề : Thuế GTGT đối với chứng quyền có bảo đảm
http://es-glocal.com/thue-gtgt-doi-voi-chung-quyen-co-bao-dam.html
Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:
- Thuế suất thuế TNDN đối với chứng quyền có bảo đảm
http://es-glocal.com/thue-suat-thue-tndn-doi-voi-chung-quyen-co-bao-dam.html