Rất nhiều công ty, đơn vị kinh doanh băn khoăn, thắc mắc rằng Chứng quyền có đảm bảo là gì hay Các chính sách thuế như: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN đối với chứng quyền có bảo đảm ra sao? Hãng kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin được giải đáp thắc mắc này qua bài viết Thuế Thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có đảm bảo.

    Chính sách thuế Thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có đảm bảo
    Chính sách thuế Thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có đảm bảo

    Thuế Thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có đảm bảo

    1. Chứng quyền có đảm bảo là gì ?

    Trước hết, các bạn cần hiểu được thế nào là chứng quyền có đảm bảo ?

    Theo khoản 1 điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 26/06/2015 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán:
    "...
    23. Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
    ..."

    2. Thuế thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có bảo đảm

    Bộ Tài chính có công văn số 1468/BTC- CST ngày 05/02/2018 hướng dẫn về chính sách thuế đối với chứng quyền có bảo đảm.

    a. Trường hợp trước ngày đáo hạn, nhà đầu tư chuyển nhượng chứng quyền

    Do chứng quyền có bảo đảm được giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở nên khi chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm thì:

    Thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền sẽ áp dụng thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán, được xác định bằng:

    Giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần nhân (x) với thuế suất 0,1%

    Trong đó:

    Giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần là giá khớp lệnh chứng quyền trên Sở giao dịch chứng khoán nhân (x) Số lượng chứng quyền.

    b. Trường hợp trước ngày đáo hạn, chứng quyền bị hủy niêm yết

    • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền được xác định bằng:

    Giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần nhân (x) với thuế suất 0,1%

    • Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 107/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm quy định:

    "Điều 9. Hủy niêm yết chứng quyền, tạm ngừng giao dịch

    1. Chứng quyền bị hủy niêm yết trong các trường hợp sau:

    a) Tổ chức phát hành đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;

    b) Chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết; hoặc không thể xác định được chỉ số chứng khoán vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định tại bộ nguyên tắc về xác định chỉ số;
    ...
    e) Trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận."

    Theo đó thì giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm là:

    + Giá mua lại theo mức giá thị trường của tổ chức phát hành thông qua hoạt động tạo lập thị trường nhân (x) Số lượng chứng quyền (trước ngày hủy niêm yết có hiệu lực);

    + Hoặc Giá thanh toán chứng quyền do tổ chức phát hành công bố nhân (x) Số lượng chứng quyền (sau ngày hủy niêm yết có hiệu lực).

    • Giá thanh toán của chứng quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 107/2016/TT-BTC:

    "Điều 9. Hủy niêm yết chứng quyền, tạm ngừng giao dịch

    3. Việc hủy niêm yết chứng quyền theo quy định tại điểm a, b, e khoản 1 Điều này được thực hiện theo trình tự sau:

    a) Trong vòng 24 giờ kể từ ngày có quyết định hủy niêm yết chứng quyền, tổ chức phát hành phải công bố cách thức xác định giá thanh toán chứng quyền cho người sở hữu chứng quyền từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực. Cách thức xác định mức giá này cũng phải phù hợp với nội dung tại Bản cáo bạch và theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán;

    b) Kể từ ngày công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản này đến ngày liền trước ngày hủy niêm yết có hiệu lực, tổ chức phát hành thực hiện việc mua lại chứng quyền thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Giá mua lại được xác định theo mức giá thị trường và theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán;

    c) Kể từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực, tổ chức phát hành có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Lưu ký chứng khoán thanh toán tiền cho các nhà đầu tư vẫn nắm giữ chứng quyền theo mức giá được tính theo quy định tại điểm a khoản này. Việc thanh toán tiền được thực hiện theo quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoán."

    c. Tại thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền

    Do hiện hành mới quy định thực hiện quyền chuyển giao bằng tiền nên thời điểm phát sinh thu nhập là thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền.

    Tại thời điểm thực hiện quyền chuyển giao bằng tiền, thu nhập của nhà đầu tư áp dụng mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần.

    Trong đó:

    • Giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần bằng giá thanh toán của chứng khoán cơ sở nhân (x) (số lượng chứng quyền chia (:) cho Tỷ lệ chuyển đổi).
    • Giá thanh toán của chứng khoán cơ sở do Sở giao dịch chứng khoán công bố theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 107/2016/TT-BTC.

    d. Khấu trừ thuế

    Công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký nơi cá nhân, nhà thầu nước ngoài mở tài khoản lưu ký có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi thanh toán tiền cho cá nhân, nhà thầu nước ngoài.

    Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề : Thuế Thu nhập cá nhân đối với chứng quyền có đảm bảo

    http://es-glocal.com/thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-voi-chung-quyen-co-dam-bao.html

    Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:

    • Các chính sách thuế đối với chứng quyền có bảo đảm

    http://es-glocal.com/cac-chinh-sach-thue-doi-voi-chung-quyen-co-bao-dam.html