Chế độ thai sản cho nam là gì? Người chồng được hưởng quyền lợi gì khi vợ sinh con? Hãng kiểm toán ES xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc quy định về Chế độ thai sản cho nam qua bài viết dưới đây.
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Quy định về BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc năm 2020
- Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp - QUYỀN LỢI người lao động
Bài viết bao gồm các nội dung chính như sau:
#1. Chế độ thai sản cho nam là gì?
Chế độ thai sản cho nam được hiểu là chế độ trợ giúp một phần thu nhập cho người chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội, có vợ sinh con, nhận con nuôi qua các hình thức trợ cấp thai sản hoặc trợ cấp một lần.
#2. Điều kiện được hưởng
#2.1 Trợ cấp thai sản
Lao động nam có vợ sinh con đang đóng BHXH được hưởng trợ cấp thai sản. Trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được nghỉ hưởng trợ cấp đến khi con đủ 6 tháng (chỉ bố hoặc mẹ được nghỉ)
#2.2 Trợ cấp một lần
Lao động nam có vợ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, chỉ có cha tham gia BHXH (từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng trước vợ sinh hoặc nhận nuôi con) được hưởng trợ cấp một lần.
#3. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- Nếu vợ sinh thường: 5 ngày làm việc;
- Nếu vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: 7 ngày làm việc;
- Nếu vợ sinh đôi: được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên, thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày;
- Nếu vợ sinh mổ hai con: nghỉ 14 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: cha hoặc mẹ được nghỉ hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng.
Trường hợp sau sinh mẹ chết: cha nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại được nghỉ của mẹ (nếu mẹ tham gia BHXH); nghỉ hưởng chế độ đến khi con đủ 6 tháng hoặc không nghỉ hưởng chế độ với thời gian còn lại của mẹ (nếu mẹ tham gia BHXH nhưng chưa đủ thời gian đóng); nghỉ hưởng chế độ đến khi con đủ 6 tháng tuổi (nếu chỉ cha đóng BHXH, mẹ chết sau sinh hoặc không đủ khả năng chăm con).
#4. Mức hưởng chế độ thai sản
#4.1 Mức hưởng theo ngày
Lao động nam được hưởng mức hưởng chế độ theo ngày tính cho mỗi ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản. Theo đó, mức hưởng được tính như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản theo ngày = Mức hưởng theo tháng/ 24 ngày
Trong đó: Mức hưởng theo tháng được xác định bằng bình quân lương BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất hoặc bình quân lương các tháng đóng BHXH (nếu đóng chưa đủ 6 tháng).
>>> Bạn đọc tham khảo lương đóng BHXH tại đây nhé!
#4.2 Mức hưởng trợ cấp một lần
Mức hưởng trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở tại tháng sinh/nhận nuôi con x 2 x số con
Lưu ý: Mức lương cơ sở thống kê trong các năm gần đây căn cứ theo quy định của Chính phủ như sau:
Thời điểm áp dụng |
Mức lương cơ sở |
Trợ cấp một lần/con |
Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005 |
290.000 đồng |
580.000 đồng |
Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006 |
350.000 đồng |
700.000 đồng |
Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007 |
450.000 đồng |
900.000 đồng |
Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008 |
540.000 đồng |
1.080.000 đồng |
Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009 |
650.000 đồng |
1.300.000 đồng |
Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 |
730.000 đồng |
1.460.000 đồng |
Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 |
830.000 đồng |
1.660.000 đồng |
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 |
1.050.000 đồng |
2.100.000 đồng |
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 |
1.150.000 đồng |
2.300.000 đồng |
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 |
1.210.000 đồng |
2.420.000 đồng |
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 |
1.300.000 đồng |
2.600.000 đồng |
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 |
1.390.000 đồng |
2.780.000 đồng |
Từ 01/07/2019 đến nay |
1.490.000 đồng |
2.980.000 đồng |
#5. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Lao động nam cần chuẩn bị:
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
- Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị: mẫu C70a-HD theo Quyết định 636
#6. Thời hạn nộp hồ sơ
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động) phải nộp lại cho Cơ quan bảo hiểm.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, do đó người lao động cần làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con.
#7. Câu hỏi thường gặp
Hỏi: Lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi nào?
Đáp: Lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi có vợ sinh con và vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Hỏi: Trợ cấp một lần được nhận mấy lần?
Đáp: Trợ cấp một lần được tính cho mỗi lần sinh, người lao động chỉ cần đảm bảo thỏa mãn điều kiện hưởng thì có thể nhận nhiều lần trợ cấp một lần.
Hỏi: Lao động nam đóng BH dưới 6 tháng, vợ sinh con có được hưởng BHTS?
Đáp: Lao động nam có vợ sinh con chỉ cần đang tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng trợ cấp thai sản.
Trên đây là toàn bộ quy định về Chế độ thai sản cho nam của Hãng kiểm toán ES. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!