Thanh lí tài sản cố định bao gồm những hồ sơ gì và được hạch toán ra sao? Sau đây, Hãng Kiểm toán ES xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc bài viết về Hồ sơ thanh lý và cách hạch toán thanh lý TSCĐ năm 2020.

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết, các bạn theo dõi có gì thắc mắc thì đặt câu hỏi theo hướng dẫn ở cuối bài nhé!

Thanh lí tài sản cố định
Thanh lí tài sản cố định

Hồ sơ thanh lý và cách hạch toán thanh lý TSCĐ MỚI NHẤT 2020

#1. Quy định về việc thanh lý TSCĐ

Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

"3 Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định.
-> Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

=> Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ."

Theo khoản 1 điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

đ) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.
Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.
- Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

Lưu ý:
- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

#2. Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

- Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

- Quyết định Thanh lý TSCĐ.

- Biên bản kiêm kê tài sản cố định

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.

- Hóa đơn bán TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản hủy tài sản cố định

- Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

Chú ý: Khi thanh lý tài sản cố định thì các bạn phải xuất hóa đơn nhé.

#3. Hạch toán thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ. . . Các bạn hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ như sau:

a. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý (Xóa bỏ TSCĐ):

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

b. Khi bán tài sản - Phản ánh doanh thu:

- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán

Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán

TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

c. Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

Có TK 1111,1121,331

#4. Phá dỡ TSCĐ cũng được xử lý như thanh lý TSCĐ

Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC

"Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định."

Cách hạch toán khi phá dỡ TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

#5. Một số câu hỏi liên quan

Hỏi: Tài sản cố định thanh lý là gì?

Trả lời: TSCĐ thanh lý là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn.

Hỏi: Hạch toán thanh lý tài sản cố định như thế nào?

Trả lời: Hãng Kiểm toán ES đã chia sẻ tới bạn đọc bài viết về hạch toán thanh lí TSCĐ tại đây nhé.

Hỏi: Khi thanh lí tài sản cố định có cần phải xuất hóa đơn hay không?

Trả lời: Khi thanh lý tài sản cố định thì các bạn phải xuất hóa đơn nhé.

Hỏi: Tài sản cố định phá dỡ thì xử lí như nào?

Trả lời: Xử lí tài sản cố định phá dỡ đã được ES chia sẻ trong bài viết, mời các bạn theo dõi.

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin liên quan đến Hồ sơ thanh lý và cách hạch toán thanh lý TSCĐ. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì trong quá trình thực hiện các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!