Công cụ dụng cụ là những thứ vô cùng cần thiết trong bất cứ doanh nghiệp nào để phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Những hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp cho kế toán phụ trách làm tốt công việc của mình. Để hiểu rõ hơn về bản chất của công cụ dụng cụ hãy cùng ES tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
- Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ MỚI NHẤT
- Công cụ dụng cụ là gì và những khía cạnh liên quan
Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé
#1. Công cụ dụng cụ là gì?
#1.1. Đặc điểm của công cụ, dụng cụ
– Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định; tuy nhiên do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định; thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 vnđ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ; và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.
– Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để trở thành tài sản cố định theo tiêu chuẩn thì đều được xếp vào loại công cụ dụng cụ. Khi phân bổ công cụ dụng cụ thì dựa vào tính chất; và giá trị của công cụ dụng cụ thì chúng được chia ra thành nhiều loại khác nhau.
#1.2. Phân loại các nhóm công cụ, dụng cụ
Tùy vào từng đặc điểm, tác dụng quản lý mà công cụ, dụng cụ được phân thành các loại khác nhau.Thông thường căn cứ để phân bổ công cụ, dụng cụ dựa trên các tiêu chí sau:
- Căn cứ vào phương pháp phân bổ
+ Công cụ, dụng cụ phân bổ 1 lần
+ Công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần
- Căn cứ vào nội dung công cụ, dụng cụ được hình thành
+ Dụng cụ, đồ nghề bằng gốm thủy tinh, sành, sứ
+ Quần áo bảo hộ lao động
+ Công cụ, dụng cụ khác
- Căn cứ vào công tác quản lý, công việc ghi chép của kế toán
+ Công cụ, dụng cụ
+ Bao bì luân chuyển
+ Đồ dùng cho thuế
+ Thiết bị, phụ tùng thay thế
- Căn cứ vào mục đích sử dụng
+ Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh
+ Công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý
+ Công cụ, dụng cho dùng cho mục đích khác
#2. Cách phân bổ Công cụ dụng cụ và ví dụ minh họa mới nhất
#2.1. Dựa vào giá trị và thời gian phân bổ của Công cụ, dụng cụ
Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC các bạn có thể phân bổ theo các cách sau:
a, Nếu CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ: Các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.
b, Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: Các bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ (Bạn phải lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào hàng tháng)
- Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.
Chú ý: Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính có quy định về thời gian phân bổ các loại CCDC như sau:
Như vậy: Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm. Nếu quá 3 năm thì chi phí này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC
#2.2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ
Mức phân bổ hàng năm | = | Giá trị CCDC |
Thời gian phân bổ |
Mức phân bổ hàng tháng | = | Mức phân bổ hàng năm |
12 tháng |
Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay các phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:
Mức phân bổ trong tháng phát sinh | = | Giá trị CCDC | X | Số ngày sử dụng trong tháng |
Thời gian phân bổ ( X ) Tổng số ngày của tháng p/s |
Ta có:
Số ngày sử dụng trong tháng | = | Tổng số ngày của tháng p/s | - | Ngày bắt đầu sử dụng | + | 1 |
Ví dụ: Ngày 6/3/2020 Hãng kiểm toán Es-glocal mua 1 máy photo (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000 chưa VAT, thuế GTGT là 10%, đưa vào sử dụng ngay cho phòng hành chính
Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC
- Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).
Bước 2: Xác định mức phân bổ trong tháng 3/2020: (vì mua về sử dụng ngay)
Mức phân bổ trong tháng 3/2020 = [Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2020)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.
Trong đó:
- Giá trị CCDC: 22.000.000
- Thời gian phân bổ: 12 tháng
- Tổng số ngày của tháng 3/2020: là 31 ngày.
- Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 = (31 - 6 + 1) = 26 ngày
=> Mức phân bổ trong tháng 3 = [22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635
Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:
Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC / Thời gian phân bổ
Trong đó:
- Giá trị CCDC = 22.000.000 - 1.537.635 = 20.462.366 (Vì đã phân bổ ở tháng 3)
- Thời gian phân bổ = 1 năm
=> Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 = 20.462.366
Bước 4: Xác định mức phân bổ hàng tháng:
Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng (Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)
=> Mức phân bổ hàng tháng = 20.462.366 / 11 = 1.860.215
Như vậy trong tháng 3/2020 các bạn được phân bổ 1.537.635 vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Hàng tháng được phân bổ 1.860.215 và được phân bổ trong 1 năm.
#3. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ
a) Nếu mua CCDC về sử dụng ngay trong ngày thì các bạn có thể hạch toán:
- Nếu CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí:
Nợ TK: 154, 621, 627, 641, 642 ( Chú ý: Các bạn phải xác định là sử dụng cho bộ phận nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)
- Nếu CCDC có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:
Nợ TK 242 ( Theo thông tư 200 và 133 đều hạch toán như nhau)
Hàng tháng hạch toán vào chi phí:
Nợ TK: 154, 621, 627, 641, 642 ( Chú ý: Các bạn phải xác định được là sử dụng cho bộ phận nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)
Có TK 242
b) Nếu mua CCDC về nhập kho, rồi mới xuất ra dùng:
- Khi công cụ dụng cụ được mua về (Nhập kho):
Nợ TK 153
Nợ TK 1331
- Khi xuất CCDC phục vụ cho hoạt động SXKD: Căn cứ vào giá trị CCDC và thời gian sử dụng, các bạn hạch toán vào chi phí cho phù hợp:
Nếu CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí:
Nợ TK: 154, 621, 641, 642 (Chú ý: Các bạn phải xác định được là sử dụng cho bộ phận nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)
Có TK 153
Nếu CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:
Nợ TK 242 ( Theo Thông tư 200 và 133 đều hạch toán như nhau)
Có TK 153
Hàng tháng hạch toán vào chi phí:
Nợ TK: 154, 621, 627, 642 ( Chú ý: Các bạn phải xác định được là sử dụng cho bộ phần nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)
Có TK 242
Các bạn theo dõi lại ví dụ trên và cùng hạch toán nhé:
- Khi mua về:
Nợ TK 153: 22.000.000
Nợ TK 1331: 2.200.000
Có TK 112: 24.200.000
- Khi xuất CCDC ra sử dụng (bắt đầu phân bổ)
Nợ TK 242: 22.000.000
Có TK 153: 22.000.000
- Hàng tháng phân bổ
(Vì tháng 3 sử dụng ngay, nên hạch toán theo số liệu đã tính ở trên)
Nợ TK 642 (Bộ phận quản lý, vì mua cho GĐ sử dụng):1.537.635
Có TK 242: 1.537.635
Từ tháng 4 trở đi hạch toán:
Nợ TK 642 : 1.860.215
Có TK 242: 1.860.215
- Hạch toán khi nào hết số bên 242 thì thôi nhé (20.000.000), theo như bên trên là 1 năm, tức là đến tháng 2.
#4. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến công cụ dụng cụ
Hỏi: Công cụ dụng cụ là gì?
Trả lời: ES đã chia sẻ Công cụ dụng cụ là gì bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Thời gian tính phân bổ các loại CCDC được quy định như thế nào?
Trả lời: Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm bạn nhé.
Hỏi: CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán như thế nào?
Trả lời: ES đã chia sẻ cách hạch toán công cụ, dụng cụ bạn xem tại đây nhé.
Hãng Kiểm toán ES vừa tổng hợp cho bạn đọc cách phân bổ công cụ, dụng cụ và ví dụ minh họa mới nhất 2020. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/.Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!