Theo dõi khấu hao tài sản cố định là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy, khấu hao tài sản cố định hạch toán như nào? Hãng kiểm toán Es-Glocal xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc bài viết về nội dung trên.
- Những Tài sản cố định nào không phải trích khấu hao MỚI NHẤT 2020
- Thanh lý TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, khấu hao tài sản cố định và các khía cạnh liên quan
Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đón đọc!
#1. Hạch toán khi mua Tài sản cố định
a, Nếu mua TSCĐ mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư ... (Không phát sinh các chi phí khác) sử dụng được ngay thì hạch toán:
Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121/ TK 331:
- Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hìnhcách hach toán trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
+) Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]
+) Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
+) Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
- Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 711 - Thu nhập khác.
+) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
b, Nếu mua TSCĐ mà PHẢI qua lặp đặt, chạy thử, trang bị thêm ... trước khi đưa vào sử dụng (KHÔNG sử dụng được ngay) thì hạch toán:
Nơ TK 241: Mua sắm TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 112, 331
- Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:
Nợ TK 211: Tải sản cố định
Có TK 241:
c, Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
CHÚ Ý:
"Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”
Như vậy:
- Ngày ghi tăng TSCĐ cũng là ngày bắt đầu trích khấu hao TSCĐ (Tức là nếu bạn hạch toán vào TK 211 ngày nào thì sẽ bắt đầu trích khấu hao ngày đó)
- Ngày ghi giảm TSCĐ cũng là ngày thôi trích khấu TSCĐ.
Xem thêm Có phải trích khấu hao TSCĐ chưa sử dụng không? tại đây
Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng.
Xem thêm Cách tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng tại đây
#2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng
- Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng :
Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)
Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)
Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
Có TK 2142, 2143, 2147 (Tùy từng loại TSCĐ).
Chú ý: Các bạn chỉ hạch toán trích khấu hao tới khi bằng nguyên giá (Bên TK 211) thôi .
VD: DN bạn mua 1 máy tính trị giá 50tr, đăng ký trích khấu hao 3 năm, nhưng khi khấu hao hết 3 năm DN bạn vẫn sử dụng máy tính đó bình thường. => Thì các bạn chi được trích khấu hao đến hết năm 3 với giá trị 50tr.
#3. Hạch toán Giảm Tài sản cố định
a) Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi:
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
- Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT.
Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
#4. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình?
Trả lời: Bạn có thể tham khảo bài viết về Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình tại đây nhé.
Hỏi: Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ?
Trả lời: Mời các bạn đón đọc bài viết về Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ mới nhất tại đây nhé.
Hỏi: Có những phương pháp trích khấu hao nào?
Trả lời: Các phương pháp trích khấu hao được ES giới thiệu qua bài viết Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
Hỏi: Tài sản cố định nhận biếu, tặng có phải trích khấu hao không?
Trả lời: Mời các bạn theo dõi bài viết về Tài sản cố định nhận biếu, tặng tại đây nhé.
Trên đây, Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong cách Hạch toán khấu hao tài sản cố định. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!