Phụ cấp là gì? Phụ cấp không đóng BHXH bao gồm những khoản nào? Căn cứ quy định những khoản đó ở đâu? Hãng kiểm toán Es-Glocal xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc bài viết Khoản phụ cấp nào KHÔNG phải đóng BHXH năm 2020.

phụ cấp không đóng BHXH
Khoản phụ cấp không đóng BHXH

Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé.

#1. Phụ cấp là gì?

Phụ cấp có thể hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương. Ngoài ra, phụ cấp còn có thể là các khoản bổ sung khác như tiền ăn ca, tiền xăng xe, tiền điện thoại,...

>>> Xem thêm bài viết phụ cấp tại đây nhé!

#2. Căn cứ quy định các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Những khoản phụ cấp tính đóng và không phải đóng BHXH từ năm 2020 theo quy định tại:

  • Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13
  • Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN

#3. Những khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động

"1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở."

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Các khoản hỗ trợ:

+ Xăng xe.
+ Điện thoại.
+ Đi lại
+ Tiền nhà ở
+ Tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn.
+ Sinh nhật của người lao động.
+ Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Theo công văn 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30 tháng 07 năm 2018:

Căn cứ quy định nêu trên, phụ cấp ca và phụ cấp chuyên cần mà công ty Honda Việt Nam đề cập tại công văn số 1243/2017/HDVN/D ngày 29/11/2017 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc không xác định được trước nên không phải là khoản bổ sung khác phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Riêng trợ cấp xa nhà sẽ được chi trả hằng tháng và xác định trước cho nhân viên luân chuyển, do đó, để xác định xem khoản trợ cấp này có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không thì quý Sở phải xác định rõ nguồn tiền chi trả cho khoản phúc lợi này.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quý Sở biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện./.

Như vậy:

- Chỉ bắt buộc đóng BHXH đối với khoản bổ sung khác "xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương".
=> Trường hợp các khoản phụ cấp ca và phụ cấp chuyên cần không xác định được trước thì không phải là khoản bổ sung khác bắt buộc đóng BHXH.

#4. Một số câu hỏi thường gặp về khoản phụ cấp không đóng BHXH

Hỏi: Phụ cấp xăng xe có phải đóng BHXH không?

Trả lời: Phụ cấp xăng xe không phải đóng BHXH bạn nhé.

Hỏi: Phụ cấp điện thoại có phải đóng BHXH không?

Trả lời: Phụ cấp điện thoại không phải đóng BHXH bạn nhé.

Hỏi: Phụ cấp không đóng BHXH bao gồm những khoản nào?

Trả lời: ES đã chia sẻ những khoản phụ cấp không đóng BHXH bạn xem tại đây nhé.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về phụ cấp không đóng BHXH. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!