Hãng kiểm toán ES xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc quy định về mức phạt vi phạm đóng kinh phí công đoàn: doanh nghiệp bị phạt do vi phạm đóng KPCĐ khi nào, mức phạt là bao nhiêu, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
- Bảo hiểm thai sản cho nam giới năm 2020
- Bảo hiểm thất nghiệp và Những điều người lao động CẦN BIẾT
- Phụ cấp lương là gì? Tất cả phụ cấp lương mới nhất hiện nay
Nội dung bài viết bao gồm các mục sau:
#1. Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
Các đối tượng phải đóng KPCĐ bao gồm các đối tượng là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, chi tiết gồm:
- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
>>> Bạn đọc tham khảo chi tiết quy định về kinh phí công đoàn tại đây nhé!
#2. Mức phạt vi phạm quy định đóng KPCĐ
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với doanh nghiệp khi vi phạm quy định đóng kinh phí công đoàn như sau:
TH#1: Phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng KPCĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75.000.000 đồng)
Áp dụng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng kinh phí công đoàn;
- Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
- Đóng KPCĐ không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
TH#2: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng KPCĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75.000.000 đồng)
Áp dụng đối với người sử dụng lao động không đóng KPCĐ cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
#3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền KPCĐ chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng, xác định theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
ES vừa chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ quy định về mức phạt kinh phí công đoàn. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn sau để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!