Phụ cấp chức danh (PCCD) là gì? Điều kiện hưởng và các quy định liên quan đến PCCD như thế nào? Hãng kiểm toán Es-Glocal xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết Phụ cấp chức danh dưới đây.

    Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện chức danh năm 2018
    Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện chức danh năm 2020

    Để tiện theo dõi, bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé.

    #1. Quy định về phụ cấp chức danh

    - Điều kiện hưởng: Người lao động được hưởng PCCD khi họ đang giữ các chức vụ quan trọng cần phải đáp ứng năng lực cũng như tính chịu trách nhiệm cao như: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.

    - Mức phụ cấp<15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương.

    - PCCD được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

    - Người lao động không được hưởng PCCD khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

    #2. Phụ cấp chức danh có phải đóng BHXH không?

    Theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

    1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

    Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

    2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

    3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

    NHƯ VẬY: PCCD là khoản phụ cấp phải đóng BHXH.

    #3. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang bảng lương

    BẢNG QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH HOẶC NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC TRONG THANG BẢNG LƯƠNG

    STT Chức danh Trình độ Kinh nghiệm
    1 Giám đốc - Tốt nghiệp đại học trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
    2 Phó giám đốc - Tốt nghiệp đại học trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
    3 Trưởng phó các phòng ban - Tốt nghiệp đại học trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, và có kỹ năng quản lý, điều hành
    4 Giảng viên - Tốt nghiệp đại học trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, và có kỹ năng giảng dậy
    5 Nhân viên kinh doanh - Tốt nghiệp trung cấp trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Một năm kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt
    6 Nhân viên nhân sự - Tốt nghiệp trung cấp trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Một năm kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt
    7 Nhân viên kế toán - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên
    - Thành thạo tin học văn phòng
    Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, thành thạo phần mềm kế toán
    8 Nhân viên phục vụ (Tạp vụ) Không yêu cầu Có sức khỏe tốt
    Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2018
    Công ty TNHH Kiểm toán Es-Glocal
    (Giám đốc ký tên và đóng dấu)

    #4. Một số câu hỏi thường gặp về phụ cấp chức danh

    Hỏi: Khi nào được hưởng phụ cấp chức danh?

    Trả lời: Người lao động được hưởng PCCD khi họ đang giữ các chức vụ quan trọng cần phải đáp ứng năng lực cũng như tính chịu trách nhiệm cao như: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.

    Hỏi: Quy định về phụ cấp chức danh là gì?

    Trả lời: ES đã chia sẻ quy định về phụ cấp chức danh bạn xem tại đây nhé.

    Hỏi: Phụ cấp chức danh có phải đóng BHXH không?

    Trả lời: PCCD có phải đóng BHXH bạn nhé.

    Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về phụ cấp chức danh. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!