Thẩm định giá là gì? Thẩm định giá có gì giống và khác nhau với định giá? Điều kiện cấp thẻ thẩm định viên về giá là gi? Tiêu chuẩn, mục tiêu và toàn bộ cơ sở pháp lý liên quan đến thẩm định giá hiện nay.

Thẩm định giá là gì? Tổng quan về Thẩm định giá ở VN

Để tiện theo dõi các bạn lướt qua lần lượt các nội dung về thẩm định giá dưới đây nhé.

Thẩm định giá là gì? Định giá là gì? Để có thể làm rõ việc thẩm định giá (TĐG) có điểm gì giống vào khác nhau với định giá. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung chi tiết bên dưới nhé.

#1. Thẩm định giá là gì? Định giá là gì?

#1.1. Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá (gọi tắt là Công ty Thẩm định giá) xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ Luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. (Được quy định chi tiết tại điều 4, Luật Giá năm 2012)

>>>Xem thêm công ty thẩm định giá là gì? TOP những doanh nghiệp TĐG chất lương tại đây!

#1.2. Định giá là gì?

Định giá là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.

Thẩm định viên về giá hay còn gọi là Thẩm định viên

- Thẩm định viên là gì: Là những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề thẩm định viên về giá do Bộ tài chính cấp phép. Để hiểu rõ hơn về điều kiện dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá các bạn tham khảo qua bài viết tại đây.

Điều kiện dự thi thẩm định viên về giá
 

Điều kiện dự thi thẩm định viên về giá

Thẻ thẩm định viên về giá

  • Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
  • Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có đủ các tiêu chuẩn thẩm định viên về giá và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

>>> Xem thêm điều kiện dự thi thẩm định viên về giá tại đây!

#2. Mục đích thẩm định giá

Về sản phẩm dịch vụ thẩm định giá là báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá do Công ty thẩm định giá ban hành có rất nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây, Hãng Kiểm toán ES xin chia sẻ một vài mục đích sử dụng sản phẩm TĐG:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn NNSN.
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • TĐG để thế chấp vay vốn ngân hàng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán DN;
  • Thành lập công ty;
  • Cổ phần hóa DN hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Bán đấu giá tài sản, xét thầu các dự án
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Hạch toán kế toán, tính thuế TNDN;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình,...;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp NSNN khi nhận giao đất hay thuê đất;
  • Chứng minh nguồn tài chính bằng tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;
  • ...

#3. Mục tiêu thẩm định giá

Mục đích của Thẩm định giá là gì

#3.1. Mục tiêu của thẩm định giá

- Là cho KH làm cơ sở tư vấn, tính toán và xác định được giá trị thị trường của sản phẩm, hàng hóa, tài sản, Doanh nghiệp,... để mục phục vụ đúng mục đích thẩm định giá của KH.

- Đưa ra giá trị thị trường tham khảo của tài sản thẩm định giá của KH;

- Mang lại những tư vấn xác thực đối khi cổ phần hóa, bán đấu giá tài sản, xét thầu.... hay đền bù giải phòng mặt bằng.

- ...

#3.2. Mục tiêu nghề nghiệp TĐG

- Mang lại những điểm tư vấn đúng và phù hợp với chủ đầu tư, KH,... khi sử dụng sản phẩm thẩm định giá của Công ty thẩm định giá mang lại;

- Tạo công ăn việc làm cho các thẩm định viên;

- Mạng lại giá trị của thẩm định giá cho xã hội, đối tác, ...

- ...

>>>Xem thêm một số khái niệm trong thẩm định giá tại đây!

#4. Cơ sở pháp lý về thẩm định giá

  • Luật giá năm 2012
  • Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về thẩm định giá
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá (xem thêm hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành);
  • Thông tư 38/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013;
  • Thông tư 46/2014/TT-BTC quy định về quản lý, thi và cấp thẻ thẩm định viên về giá;
  • Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồ dưỡng nghiệp vụ chuyên nghành thẩm định giá;
  • ....

#5. Một số câu hỏi thường gặp về thẩm định giá

Hỏi: Một doanh nghiệp TĐG cần bao nhiêu thẩm định viên?

Trả lời: Một doanh nghiệp TĐG cần ít nhất 03 thẩm định viên về giá và không có khống chế số lượng tối đa.

Hỏi: Tài sản có giá trị bao nhiêu phải thẩm định giá?

Trả lời: Không có quy định tài sản có giá trị bao nhiêu cần TĐG. Tùy theo mục đích và nhu cầu của KH để thẩm định giá.

Hỏi: Điều kiện thi thẻ thẩm định viên về giá có khó không?

Trả lời: Để hiểu rõ điều kiện dự thi thẻ thẩm định viên về giá tại đây nhé.

Hỏi: Hàng năm Bộ tài chính tổ chức thi mấy lần vậy?

Trả lời: Những năm gần đây, BTC tổ chức thi một lần hàng năm và thường vào tháng 8 đến tháng 12 hàng năm.

Như vậy, Hãng Kiểm toán ES đã chia sẻ chi tiết nội dung Thẩm định giá là gì và cẩm nang toàn tập về TĐG để các bạn đọc có thể hiểu cơ bản về thẩm định giá. Nếu có vướng mắc hoặc câu hỏi gì các bạn có thể lưu lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!