Hãng kiểm toán ES xin giới thiệu tới bạn đọc cách viết Mẫu D01-TS - Bảng kê thông tin theo quy định mới nhất. Đây là mẫu bảng kê thường xuyên được sử dụng cho các thủ tục đăng ký báo tăng, giảm lao động, mức lương đóng bảo hiểm... mà bạn đọc cần nắm được. Chi tiết hướng dẫn qua bài viết dưới đây.
- Tiền lương, phụ cấp không đóng BHXH
- Mối liên hệ giữa tiền lương, thuế TNDN, thuế TNCN và BHXH hiện nay
- Cách tra cứu thẻ Bảo hiểm y tế MỚI NHẤT
Để tiện theo dõi bài viết, bạn đọc xem qua những nội dung cơ bản tại đây nhé:
#1. Mẫu D01-TS
Dưới đây là chi tiết mẫu D01-TS, ban hành theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020:
Mẫu D01-TS (Ban hành kèm theo QĐ số: 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020 của BHXH Việt Nam) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG KÊ THÔNG TIN
(1): …………………………………………………………………………………………………………………………
(Kèm theo (2) …………………………………………………………………………………………………………)
TT |
Họ và tên |
Mã số BHXH |
Tên, loại văn bản |
Số hiệu văn bản |
Ngày ban hành |
Ngày văn bản có hiệu lực |
Cơ quan ban hành văn bản |
Trích yếu văn bản |
Trích lược nội dung cần thẩm định |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
………….. |
|||||||||
………….. |
|||||||||
………….. |
|||||||||
…………. |
|||||||||
…………. |
Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động./.
Ngày … tháng … năm …… |
->> Các bạn có thể tải mẫu D01-TS tại đây!
#2. Cách viết Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
#2.1. Mục đích lập
Mẫu D01-TS được sử dụng để tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT gửi kèm Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
#2.2. Trách nhiệm lập
Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập mẫu này khi phát sinh thủ tục yêu cầu.
#2.3. Thời gian lập
Đơn vị lập khi có phát sinh và gửi hồ sơ điện tử lên Cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội.
#2.4. Căn cứ lập
Tờ khai mẫu D01-TS được lập dựa trên các loại giấy tờ sau:
STT | Mục đích | Tên loại văn bản |
1 | Căn cứ để cấp, ghi, điều chỉnh sổ BHXH cho ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Hồ sơ gồm 1 trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan đến việc điều chỉnh. |
2 | Căn cứ lập danh sách truy thu BHXH, BHYT, BHTN | Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu. |
3 | Căn cứ để cấp lại, ghi, điều chỉnh thẻ BHYT: Thay đổi thông tin về nhân thân, bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống trên thẻ BHYT |
- Điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định. - Bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo: + Sổ hộ khẩu; + Sổ tạm trú. |
#2.5. Phương pháp lập:
Đối với chỉ tiêu theo dòng:
- Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê (ví dụ: hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).
- Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo [ví dụ: kèm theo danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc kèm theo tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].
Đối với chỉ tiêu theo cột:
- Cột 1: ghi số thứ tự;
- Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh;
- Cột 3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh;
- Cột 4: ghi tên, loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Giấy xác nhận ...);
- Cột 5: ghi số hiệu văn bản (99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC ...);
- Cột 6: ghi ngày ban hành văn bản;
- Cột 7: ghi ngày văn bản có hiệu lực;
- Cột 8: ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành ...; Công ty A ...);
- Cột 9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng ...);
- Cột 10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định như:
+ Truy thu: ghi một số nội dung trong văn bản làm căn cứ truy thu.
+ Trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH (điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ y tế ban hành): ghi rõ công việc, địa điểm làm việc; mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung hoặc bậc lương, hệ số lương, thời điểm hưởng lương của người lao động theo Quyết định phân công nghề, công việc hoặc Quyết định tiền lương hoặc HĐLĐ, HĐLV theo nghề hoặc công việc.
+ Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch:
Ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch của người tham gia được ghi trong Giấy khai sinh hoặc bản Trích lục khai sinh;
Ghi rõ: số chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia được ghi trong chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
Trường hợp là đảng viên ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; ngày tháng năm khai lý lịch của người tham gia được ghi trong Lý lịch đảng viên.
+ Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:
Đối với người có công với cách mạng được cấp thẻ thương binh, thẻ bệnh binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tỷ lệ mất sức lao động của người có công với cách mạng được ghi trong thẻ; họ và tên, chức vụ của người ký cấp thẻ.
Đối với người có công với cách mạng được cấp Quyết định công nhận, Quyết định hưởng trợ cấp, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận, Huân chương, Huy chương... (viết tắt là văn bản): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người có công với cách mạng được nêu trong văn bản (nếu có); họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.
Đối với cựu chiến binh theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ (Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP): ghi rõ tên Quyết định (là phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành); ngày nhập ngũ; cấp bậc quân hàm (chuẩn úy, thiếu úy...); địa điểm nơi đóng quân của cựu chiến binh được nêu trong văn bản; họ và tên, cấp bậc của người ký văn bản (hoặc ký thẩm định văn bản).
Đối với cựu chiến binh là người trực tiếp tham gia kháng chiến được cấp Giấy chứng nhận, Giấy khen, Quyết định hưởng trợ cấp, Lý lịch (cán bộ, đảng viên): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của cựu chiến binh được nêu văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.
Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn theo hộ gia đình (như: thân nhân người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo...) được cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: ghi rõ họ tên của người có công với cách mạng (hoặc chủ hộ), họ và tên các thân nhân được ghi trong văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.
Lưu ý: Trường hợp người tham gia không có giấy tờ nêu tại mục #2.4 mà có giấy tờ khác chứng minh thì đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết, không ghi vào bảng kê này.
Trên đây ES đã chia sẻ đến bạn đọc chi tiết cách lập mẫu D01-TS mà các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cần biết. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ . Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!