Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào trong Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Hãng Kiểm toán ES xin được chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.
- Vốn hóa chi phí lãi vay
- Công văn số 3966/CT-TTHT về hạch toán chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- Cách tính chi phí lãi vay theo Nghị định 132 về Giao dịch liên kết
- Hướng dẫn chuyển chi phí lãi vay trên HTKK theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP
Trước tiên chúng ta cùng điểm qua các nội dung chính có trong bài viết dưới đây nhé.
#1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
- Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2017 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 20/2017/NĐ-CP;
- Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 06 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 20/2017/NĐ-CP;
- Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
#2. Chi phí lãi vay sử dụng trong giao dịch liên kết
Chi phí lãi vay được sử dụng trong các biện pháp xác định giá trị thị trường đối với các giao dịch với các bên có quan hệ liên kết được đề cập đến như sau:
#2.1 Phương pháp giá vốn cộng lãi
Phương pháp này dựa vào giá vốn của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn cộng lợi nhuận gộp, trong đó, lợi nhuận gộp được xác định dựa trên tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn sản phẩm bán ra. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được xác định bằng:
(Doanh thu thuần - Giá vốn sản phẩm)/ Giá vốn sản phẩm
Chú ý: tỷ suất lợi nhuận gộp được chọn bằng giá trị giữa trong khoảng giao dịch độc lập chuẩn các tỷ suất lợi nhuận gộp của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.
>>> Xem thêm: Phương pháp giá vốn cộng lãi là gì? Cách sử dụng trong xác định giá giao dịch liên kết như thế nào tại đây nhé.
Trong đó: giá vốn sản phẩm bán ra bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp và không bao gồm chi phí hoạt động tài chính như: chi phí bản quyền, chi phí lãi vay...
#2.2 Phương pháp so sánh lợi nhuận
Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh, làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau, trong đó các tỷ suất sinh lời được sử dụng bao gồm: tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản. Căn cứ trên các tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của các đối tượng so sánh độc lập được chọn, trên cơ sở đó điều chỉnh, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Trong đó, lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
Chú ý: Tỷ suất lợi nhuận thuần được lựa chọn là giá trị giữa trong khoảng giao dịch độc lập chuẩn tỷ suất lợi nhuận thuần của các đối tượng so sánh độc lập được chọn, từ đó làm căn cứ điều chỉnh, xác định thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô 4 chỗ loại B và C, trong đó:
- Ô tô loại B được bán cho các bên độc lập.
- Ô tô loại C được bán hết cho doanh nghiệp A1, là công ty 100% vốn của doanh nghiệp A.
- Tất cả các giao dịch mua vào cho việc sản xuất, lắp ráp 2 loại ô tô trên đều là giao dịch độc lập.
Năm 2018, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp A như sau:
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô nhãn hiệu B: 15.000 USD (là giao dịch độc lập)
+ Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu B: 3.000 USD
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu C: 23.000 USD (là giao dịch liên kết)
+ Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 3.500 USD.
+ Công ty A1 cho công ty A vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường là 250 USD.
Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với ô tô hiệu B: 3.000/15.000 x 100% = 20%
Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với ô tô hiệu C: 3.500/23.000 x 100% = 15,2%
Giả sử các sự khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu giữa 2 giao dịch bán xe B và xe C đã được điều chỉnh để kết quả giao dịch với công ty A1 đạt tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế TNDN và trước lãi tiền vay trên doanh thu thuần là 20%. Trường hợp này, số liệu về giao dịch bán xe ô tô hiệu C đuợc xác định lại như sau:
Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay = Doanh thu thuần - Giá vốn - Chi phí lãi vay
Từ đó: Tổng giá thành toàn bộ: 23.000 – 3.500 - 250 = 19.250 USD.
Doanh thu thuần: 19.250 / (1 – 0,2) = 24.063 USD.
Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay: 24.063 – 19.250 = 4.813 USD
Lợi nhuận thuần trước thuế: 4.813 – 250 = 4.563 USD
Vậy: Công ty A phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế TNDN cho giao dịch bán ô rô C là 4.563 USD thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 3.500 USD.
#2.3 Giới hạn chi phí lãi vay được trừ
a. Theo nghị định 20
Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định:
"Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."
b. Theo Nghị định 132
Căn cứ theo mục a và b khoản 3 điều 16 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định thì:
"Tổng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
Phần lãi tiền vay không được trừ theo quy định tại mục trên này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng lãi tiền vay được trừ trong trường hợp tổng lãi tiền vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại mục trên. Thời gian chuyển lãi tiền vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lãi tiền vay không được trừ;"
Công thức biểu thị thì Tổng lãi vay được trừ với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
Tổng lãi tiền vay được trừ tối đa = 30%*EBITDA;
Chúng ta cùng đến với ví dụ sau:
Ví dụ 1: Trong năm 2020 Hãng Kiểm toán ES có quan hệ liên kết với công ty khác. Như vậy trường hợp này Hãng Kiểm toán ES thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Giả sử hi phí lãi vay trong năm là 100.000.000 đồng và này đủ điều kiện là chi phí được trừ của công ty và không phát sinh lãi tiền gửi và lãi tiền cho vay.
Một số thông tin khác như sau: Lợi nhuận kế toán trước thuế là 300.000.000 đồng. Khấu hao là 200.000.000 đồng. Tính lãi vay không được trừ cho năm 2020?
Cách tính: EBITDA= 300.000.000+200.000.000+100.000.000= 600.000.000 đồng.
Lãi vay tối đa được trừ trong năm: 30%*EBITDA=30%*600.000.000=180.000.000 đồng.
Như vậy năm 2020, ES chỉ được tính chi phí lãi vay hợp lý trong kỳ là 180.000.000 đồng và 20.000.000 đồng sẽ không được tính chi phí được trừ.
Chú ý: - Chi phí lãi vay xác định theo nguyên tắc nêu trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của Công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập).
- Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của công ty (hay còn gọi là chỉ số EBITDA) nhỏ hơn 0 thì toàn bộ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế của công ty không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (căn cứ theo Công văn số 1990/CT-TTHT Tổng cục Thuế ban hành ngày 15 tháng 01 năm 2018).
>>> Xem thêm cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết tại đây nhé
#3. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Trong kỳ có phát sinh mua bán với bên liên kết nhưng toàn bộ lãi tiền vay là của bên độc lập thì tính như thế nào?
Trả lời: Nếu bạn có vay của bên độc lập mà có phát sinh giao dịch mua bán với bên liên kết thì vẫn lãi vay đó vẫn chịu sự điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP bạn nhé.
Hỏi: Tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không?
Trả lời: ES đã chia sẻ tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không? bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Cách tính lãi tiền vay trong doanh nghiệp có giao dịch liên kết như thế nào?
Trả lời: ES đã chia sẻ cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là một số quy định về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp có phát sinh quan hệ liên kết bên liên kết. Để tìm hiểu thêm các bài viết khác của chúng tôi về Chi phí lãi vay, quý bạn đọc có thể tham khảo tại: https://esaudit.com.vn/tag/chi-phi-lai-vay/. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới bài viết chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/.