Quyết định chấm dứt hợp đồng là gì? Để không trái luật, tránh tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp chỉ có thể chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp nào? Hãy cùng ES-Glocal tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:
- Tổng hợp các mẫu hợp đồng lao động mới nhất áp dụng cho năm 2020
- Quy định bắt buộc về nội dung hợp đồng lao động mới nhất 2020
- Những điểm cần lưu ý trong phụ lục hợp đồng lao động
- Hướng dẫn cách viết hợp động lao động NHANH và CHI TIẾT nhất
#1. Quyết định chấm dứt hợp đồng là gì?
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là quyết định được đưa ra nhằm mục đích chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động, đó có thể là chấm dứt do kỉ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
#2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
Khi muốn chấm dứt hợp đồng với người lao động thì doanh nghiệp không chỉ phải có lý do chính đáng theo quy định của pháp mà còn phải đảm bảo thời gian báo trước. Lúc này, việc chấm dứt hợp đồng mới không bị coi là trái pháp luật.
Theo Khoản 2 điều 36 Bộ luật Lao động quy định:
"2.Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.
Theo Điều 48 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ:
"1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày;
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, HĐLĐ được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản;
3.a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."
#3. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Quyết định chấm dứt HĐLĐ được trình bày cụ thể dưới đây mời các bạn tham khảo và nghiên cứu:
>>>Xem thêm tải mẫu quyết định chấm dứt HĐLĐ tại đây nhé!
Hướng dẫn viết Thông báo chấm dứt HĐLĐ:
(1) (5) Ghi đủ họ và tên người lao động chấm dứt hợp đồng
(2) Chức vụ trong doanh nghiệp của người lao động đó
(3) Lưu ý những lý do hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật (một số lý do đã nêu ở trên)
(4) Phòng, ban, bộ phận nơi tiếp nhận công việc và tài sản do người lao động bàn giao.
(6) Phòng, ban, bộ phận, các đơn vị có liên quan.
Ví dụ: Phòng nơi người lao động làm việc, Phòng Kiểm toán BCTC, Phòng Nhân sự,…
#4. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Thực tế, có rất nhiều lý do để doanh nghiệp chấm dứt HĐ với người lao động. Tuy nhiên, để không trái luật, tránh tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp chỉ có thể chấm dứt HĐ một trong số trường hợp chấm dứt HĐLĐ áp dụng từ ngày 01/01/2021 sau đây:
1.Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này;
2. Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ;
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
6. Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
9. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này;
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này;
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này;
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này;
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Trên đây là những chia sẻ của Hãng kiểm toán ES về mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cũng như những lưu ý quan trọng khi thực hiện quyết đinh chấm dứt HĐLĐ. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.