Hàng khuyến mãi là gì? Quy định hiện hành về hàng khuyến mãi? Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền theo Thông tư 200 và Thông tư 133 như thế nào? ES chia sẻ tới các bạn các nội dung đó qua bài viết dưới đây.
- Hàng cho biếu tặng là gì? Tổng quan về hàng cho, biếu, tặng hiện nay
- Cách hạch toán hàng cho, biếu, tặng đối với bên nhận MỚI NHẤT
- Hạch toán chiết khấu thanh toán năm 2020
Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé.
#1. Hàng hóa khuyến mãi là gì?
Hàng hoá dùng để khuyến mãi là "Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng", tức là hàng tặng kèm khách hàng khi mua hàng.
#2. Quy định về sản phẩm, hàng hóa khuyến mãi, quảng cáo
#2.1. Quy định về Luật Thương mại
- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phải theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Tức là phải đăng ký với Sở công thương những sản phẩm đó.
>>> Xem thêm bài viết bán hàng khuyến mãi tại đây nhé!
#2.2. Cách viết hóa đơn GTGT
- Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:
#2.3. Quy định về thuế GTGT
- Theo khoản 5 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định giá tính thuế như sau:
Như vậy:
- Nếu hàng khuyến mãi đăng ký với Sở Công thương thì: Giá tính thuế bằng 0, tức là Không phải nộp thuế GTGT.
- Nếu không đăng ký với Sở công thương thì các bạn phải kê khai, tính nộp thuế như hàng cho biếu tặng.
- Theo khoản 5 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Như vậy: Hóa đơn đầu vào hàng khuyến mãi được khấu trừ.
#2.4. Quy định về thuế TNDN
- Theo điểm 2.21 khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/T-BTC:
- Nhưng theo khoản 4 điều 1 Luật số 71/2014/QH13:
Như vậy:
- Năm 2014: Chi phí khuyến mại được tính vào chi phí được trừ nhưng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ.
- Từ năm 2015: Chi phí khuyến mại không bị khống chế mức 15% nữa. (Được trừ toàn bộ)
#3. Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền theo Thông tư 133 và Thông tư 200
#3.1. Đối với bên bán
- Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất sản phẩm, hàng hóa:
a) Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá) (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 - Chi phí bán hàng (Nếu theo Thông tư 133)
b) Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155, TK 156 (giá thành sản xuất, giá vốn hàng hoá)
- Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, TK 112, TK 131…
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
#3.2. Đối với bên Đại lý, nhà phân phối
- Trường hợp DN có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
#3.3. Đối với bên mua
a. Khi nhận được hàng khuyến mãi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hàng khuyến mãi)
b. Khi xuất bán khuyến mãi:
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Phản ánh giá vốn hàng khuyến mãi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 156 - Hàng hóa
#4. Một số câu hỏi thường gặp về hạch toán hàng khuyến mại, quảng cáo không thu tiền
Hỏi: Hàng khuyến mãi là gì?
Trả lời: Hàng hoá dùng để khuyến mãi là Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng, tức là hàng tặng kèm khách hàng khi mua hàng.
Hỏi: Hàng khuyến mãi có phải đăng ký với Sở công thương không?
Trả lời: ES đã chia sẻ quy định về hàng khuyến mãi bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Hàng khuyến mãi có phải xuất hóa đơn không?
Trả lời: Hàng khuyến mãi có phải xuất hóa đơn bạn nhé.
Hỏi: Hàng khuyến mãi hạch toán như thế nào?
Trả lời: ES đã chia sẻ cách hạch toán hàng khuyến mãi bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về hàng khuyến mãi Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.