Phụ cấp độc hại là gì? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp? Mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp như thế nào? Chế độ phụ cấp nguy hiểm độc hại của ngành y tế được quy định ra sao? Qua bài viết này, Hãng Kiểm toán ES sẽ giúp các bạn có kiến thức đầy đủ nhất về khoản phụ cấp này.

#1. Phụ cấp độc hại là gì?

#1.1. Khái niệm

Phụ cấp độc hại (PCĐH) có thể hiểu là khoản tiền phụ cấp dành cho những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại.

>>>Xem thêm các loại phụ cấp lương hiện nay tại đây nhé!

#1.2. Đối tượng được hưởng phụ cấp

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

#2. Mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp độc hại

#2.1. Mức phụ cấp

Phụ cấp nguy hiểm, độc hại gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo quy định hiện nay, mức lương tối thiểu chung như sau:

- Từ ngày 01/7/2019 đến 30/6/2020: Mức lương tối thiểu chung là 1,49 triệu đồng/tháng (theo quy định tại Nghị quyết 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018);

- Từ ngày 01/7/2020 trở đi: Mức lương tối thiểu chung là 1,6 triệu đồng/tháng (theo quy định tại Nghị quyết 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019).

#2.1. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm

a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

#2.3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp

a) Cách tính trả phụ cấp:

Phụ cấp nguy hiểm, độc hại được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp nguy hiểm, độc hại:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

#3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm có tính thuế TNCN và đóng BHXH không?

#3.1. Về tính thuế TNCN

Căn cứ theo khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp sau không phải tính thuế TNCN, bao gồm:

"b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

..."

Như vậy, tiền phụ cấp nguy hiểm, độc hại là thu nhập miễn thuế TNCN, người hưởng phụ cấp không phải tính nộp thuế TNCN.

>>>Xem thêm thủ tục mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN tại đây nhé!

#3.2. Về việc đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH), tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm bao gồm:

Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác

- Mức lương: Bắt buộc và là tối thiểu;Trong đó:

- Phụ cấp lương cụ thể như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự (Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

- Các khoản bổ sung khác: Là các khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Do đó, ta có thể thấy phụ cấp nguy hiểm, độc hại là khoản tiền phải tính vào tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm.

>>>Xem thêm chính sách tiền lương và bảo hiểm mới nhất tại đây nhé!

#4. Chế độ phụ cấp độc hại ngành y tế

Phụ cấp độc hại ngành y tế
Chế độ Phụ cấp độc hại ngành y tế

Chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sỹ ngành y tế như sau:
Theo quy định Thông tư 05/2005/TT-BNV, có 4 mức phụ cấp độc hại áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và được quy định như sau:

+ Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

+ Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên.

+ Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên.

+ Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên.

Theo quy định tại điều 1 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, phụ cấp đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công cập.

Theo đó, mức phụ cấp được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC, cụ thể:

+ Mức phụ cấp là 70% với công chức, viên chức thường xuyên , trực tiếp các việc sau:

Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

+ Mức phụ cấp là 60% với công chức, viên chức thường xuyên và trực tiếp làm các việc sau:

Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
Kiểm dịch y tế biên giới.

+ Mức phụ cấp 50% áp dụng với những công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

+ Mức phụ cấp 40% áp dụng với công chức viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế;…

+ Mức phụ cấp 30% với công chức thường xuyên làm việc trực tiếp chuyên môn y tế để thực hiện truyền thông giáo dục, sức khỏe, dân số; quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện đa khoa

+ Mức phụ cấp không quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế, làm công tác quản lý, phục vụ các đơn vị sự nghiệp y tế…

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về phụ cấp độc hại. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!