Ngày 05 tháng 11 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ngoại trừ nội dung của Nghị định còn đính kèm nhiều phụ lục kê khai. Ở bài viết này, ES sẽ hướng dẫn các bạn kê khai tại Phụ lục II - Danh mục thông tin và tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia.

Cách lập và lưu hồ sơ quốc gia

Để tiện theo dõi bạn xem qua nội dung chi tiết bài viết Hướng dẫn cách lập và lưu phụ lục II - Danh mục thông tin và tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia tại đây nhé.

#1. Kỳ khai thuế

Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

#2. Thông tin chung của người nộp thuế

Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

#3. Báo cáo các thông tin, tài liệu đã chuẩn bị và lưu trữ tại hồ sơ quốc gia

Kê khai phụ lục II - Danh mục thông tin và tài liệu hồ sơ quốc gia

#3.1 Thông tin về người nộp thuế

- Thông tin cơ cấu quản lý và tổ chức, bao gồm sơ đồ tổ chức, danh sách, thông tin tóm lược các chức danh quản lý của tập đoàn mà người nộp thuế phải báo cáo trực tiếp và địa chỉ văn phòng, trụ sở chính của các chức danh này: Mục này bạn cần có thông tin liên quan về tập đoàn. Tốt nhất là bạn có thể xin báo cáo từ Công ty mẹ. Từ thông tin có sẵn bạn, để đơn giản bạn nên mô tả bằng sơ đồ.

- Thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh của người nộp thuế, bao gồm thông tin về việc người nộp thuế có tham gia hoặc chịu tác động vào quá trình, quyết định tái cơ cấu hay chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản của tập đoàn trong năm kê khai:

  • Mô tả thông tin về doanh nghiệp trong đó có các thông tin về hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp;
  • Các thông tin về việc NNT có thể tham gia hoặc chịu tác động vào quá trình quyết định tái cơ cấu nếu có thì bạn mô tả còn không thì thôi nhé.

- Thông tin các doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ tương đồng trên thị trường trong nước và quốc tế (các đối thủ cạnh tranh chính):

  • Phân tích qua thông tin về ngành trong năm tài chính trong nước và quốc tế; có những tác động nào ảnh hưởng tới ngành nghề NNT đang hoạt động
  • VD: Năm 2020 có thể nhiều ngành nghề ảnh hưởng do dịch Covid 19...

#3.2 Các giao dịch liên kết mà người nộp thuế có liên quan

- Mô tả về các giao dịch liên kết trọng yếu (ví dụ cung cấp dịch vụ sản xuất, mua hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khoản vay, các bảo lãnh thực hiện và tài chính, nhượng quyền TSVH, v.v...) và bối cảnh mà các giao dịch này được thực hiện:

  • Mô tả về hình thức giao dịch liên kết;
  • Đặc điểm của các giao dịch đó với bên liên kết của NNT trong năm;
  • Mô tả về khối lượng, giá trị giao dịch liên kết và lưu trữ hồ sơ đi kèm;...

- Giá trị và hóa đơn các khoản thanh toán và được thanh toán trong nội bộ tập đoàn đối với mỗi loại giao dịch liên quan đến công ty con (ví dụ thanh toán và được trả đối với sản phẩm, dịch vụ, bản quyền, lãi vay, v.v...) bị Cơ quan thuế nước ngoài điều chỉnh: Mục này bạn cần xin thông tin tập đoàn xem có những khoản nào bị điều chỉnh hay không?

- Xác định các bên liên kết liên quan đến các giao dịch liên kết và quan hệ giữa các bên liên kết này: Dựa theo sơ đồ tập đoàn, thông tin đăng ký kinh doanh... xác định các bên liên kết để giao dịch vầ quan hệ giữa các bên này: Công ty mẹ - con, Công ty cùng tập đoàn...

>>> Xem thêm bài viết Quan hệ liên kết là gì? Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào tại đây nhé!

- Bản sao các thỏa thuận, hợp đồng giao dịch liên kết: Lưu trữ hợp đồng, thỏa thuận với bên liên kết để xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu...

- Phân tích chức năng và phân tích so sánh chi tiết đối với người nộp thuế và các bên liên kết đối với mỗi loại giao dịch liên kết, bao gồm bất kỳ thay đổi nào so với năm trước đó: Phân tích các chức năng như:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
  • Chức năng sản xuất;
  • Chức năng quản lý chung;...

- Thuyết minh phương pháp xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất liên quan đến các dòng giao dịch liên kết và lý do lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết đề xuất: Đưa ra lý do chứng minh phương pháp xác định giá mình đưa ra là đúng khi dùng để chứng minh các giao dịch liên kết...

- Xác định bên liên kết được lựa chọn xác định giá giao dịch liên kết, và giải trình lý do lựa chọn: Trường hợp bạn chọn đơn vị có giao dịch liên kết để lựa chọn xác định giá thì phải giải thích tại sao lại lựa chọn các đơn vị đó;

- Tóm tắt các giả định trọng yếu khi áp dụng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết đề xuất: Báo cáo bạn lập có giả định trọng yếu thì tóm tắt không thì thôi nhé;

- Giải trình các lý do thực hiện phân tích dữ liệu nhiều năm (nếu có): Nếu phân tích dữ liệu nhiều năm thì giải thích còn không thì bỏ qua bạn nhé.

- Danh mục và mô tả các đối tượng so sánh độc lập (đối tượng nội bộ và đối tượng bên ngoài) và thông tin, chỉ số tài chính cần thiết phục vụ phân tích giá chuyển nhượng, bao gồm mô tả về phương pháp tìm kiếm dữ liệu so sánh và nguồn thông tin tìm kiếm: Tập hợp danh mục, mô tả chi tiết từng đối tượng so sánh và phương pháp tìm kiếm dữ liệu như: tìm ở đâu, tìm như thế nào...

- Mô tả các khoản điều chỉnh so sánh đã thực hiện, lý do, tài liệu về kết quả điều chỉnh: Sau khi thực hiện với dữ liệu thì có cần điều chỉnh không, lý do, tài liệu điều chỉnh là gì?

- Mô tả lý do và diễn giải việc áp dụng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết đề xuất đã tuân thủ nguyên tắc giao dịch độc lập;

- Tóm tắt thông tin về các chỉ số, chỉ tiêu, tiêu chí tài chính định lượng và lý do, diễn giải về việc các chỉ tiêu này được sử dụng trong quá trình áp dụng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết đề xuất.

- Bản sao các Thỏa thuận APA đơn phương và song phương, đa phương và các thỏa thuận khác về thuế liên quan đến các giao dịch liên kết của người nộp thuế mà Cơ quan thuế Việt Nam không phải là một bên tham gia thỏa thuận, ký kết: Nếu có thỏa thuận thì APA thì bạn tích còn không bạn bỏ qua nhé.

#3.3 Thông tin tài chính

- Báo cáo tài chính của năm kê khai của người nộp thuế: Mục này chính là báo cáo tài chính của NNT;

- Thông tin và kế hoạch phân bổ và cách thức sử dụng các dữ liệu tài chính khi áp dụng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết đề xuất;

- Mô tả tóm tắt về các dữ liệu tài chính có liên quan trong quá trình phân tích so sánh và nguồn dữ liệu;

- Tóm tắt lý do và giải trình nguyên nhân, kế hoạch kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ từ 03 năm trở lên: Nếu đơn vị bạn lỗ 03 năm trở lên thì tích và lưu hồ sơ giải trình nhé.

Với các mục hồ sơ như trên, ES đã diễn giải chi tiết để bạn nắm rõ. Bạn xem hồ sơ để tích lại cho phù hợp nhé.

>>> Xem thêm dịch vụ lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết tại đây nhé!

#4. Một số câu hỏi thường gặp về hồ sơ quốc gia

Hỏi: Hồ sơ quốc gia có phải nộp hằng năm cho cơ quan thuế không?

Trả lời: Hồ sơ quốc gia không phải nộp hằng năm nhưng phải kê khai theo Phụ lục II - Danh mục thông tin và tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia và cung cấp khi Cơ quan thuế thanh, kiểm tra chuyển giá tại đơn vị.

Hỏi: Hồ sơ quốc gia được lập như thế nào?

Trả lời: ES đã hướng dẫn tích và mô tả lại tài liệu cần cung cấp hồ sơ quốc gia theo Phụ lục II bạn xem tại đây nhé. Trường hợp bạn cần tư vấn thì liên hệ lại ES nhé.

Hỏi: Cách lập báo cáo giao dịch liên kết như thế nào?

Trả lời: ES đã chia sẻ cách lập Báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.

Như vậy, Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong hướng dẫn cách lập và lưu phụ lục II - Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.