Giao dịch liên kết là gì hay giao dịch của các bên có quan hệ liên kết. Bài viết này làm rõ với bạn giao dịch liên kết là gì và bên cạnh đó còn chỉ ra các rủi ro trong giao dịch liên kết mà các đơn vị thường mắc phải.

rui-ro-trong-giao-dich-lien-ket

#1. Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là gì? giao dịch liên kết (gọi tắt: GDLK) là từ ngữ được sử dụng nhiều khi thông tư 66 về GDLK (Thông tư 66/2010/TT-BTC) bắt đầu có hiệu lực và ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến khi khi Nghị định 20/2017/NĐ-CP (áp dụng cho năm tài chính 2017 tới năm 2019) và Nghị định 132/2020/NĐ-CP (áp dụng từ năm tài chính 2020 trở đi) được ban hành. Vậy ở Thông tư 66/2010, Nghị định 20/2017 và Nghị định 132/2020 thì giao dịch có GDLK được định nghĩa như thế nào?

  • Theo Thông tư 66: là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.
  • Theo Nghị định 20: là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
  • Theo Nghị định 132: là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Như vậy có thể thấy định nghĩa về giao dịch liên kết là gì ở Nghị định 20 và Nghị định 132 quy định rõ ràng và cụ thể hơn so với Thông tư 66 về GDLK.

>>> Xem thêm: quan hệ liên kết là gì? tại đây nhé!

Nào, chúng ta cùng điểm qua các rủi ro thường gặp trong GDLK nhé.

#2. Rủi ro trong giao dịch liên kết

#2.1 Rủi ro trong giao dịch liên kết là gì?

Rủi ro trong giao dịch liên kết là những tổn thất, thiệt hại về tài sản hoặc sự giảm sút về lợi nhuận có thể xảy ra trong GDLK đặc biệt GDLK khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc có kiểm tra, thanh tra vấn đề chuyển giá tại đơn vị.

Vậy những rủi ro trong GDLK thường gặp phải là gì và cách khắc phục nó như thế nào?

>>> Xem thêm bảng câu hỏi tóm tắt về chuyển giá tại đây nhé!

#2.2 Rủi ro thường gặp phải trong giao dịch liên kết

Sau hơn 2 năm Nghị định 20 về GDLK và thông tư 41 có hiệu lực, có rất nhiều doanh nghiệp đã bị kiểm tra, thanh ra về GDLK cùng với đó là những khoản phạt GDLK không hề nhỏ.

Cùng với đó, khi Luật quản lý thuế năm 2019 (có hiệu lực từ tháng 7/2020) và đặc biệt hơn khi Nghị định 132/2020/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 20 thì hoạt động GDLK càng được siết chặt hơn nữa. Các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải ngày càng nhiều hơn.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực GDLK, chuyển giá của mình, Hãng kiểm toán ES đã tổng hợp lại 05 rủi ro trong GDLK mà rất nhiều doanh nghiệp thường gặp phải khi kê khai GDLK gồm:

  • Sai sót trong kê khai thường gặp phải như: Công ty không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP hay Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
  • Lập hồ sơ xác định giá trong GDLK: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai GDLK; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;...
  • Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;
  • Sử dụng sai phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi kê khai, lập hồ sơ;
  • Rủi ro khi giải trình với cơ quan thuế: Không đồng nhất giữa kê khai và lập hồ sơ GDLK;

Ví dụ 1 về GDLK: DN không thuộc trường hợp được miễn lập hồ sơ GDLK nhưng vẫn kê khai được miễn.

>>> Xem thêm các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại đây nhé!

#2.3 Làm gì để giảm bớt rủi ro trong giao dịch liên kết?

Để giảm các rủi ro trong GDLK các doanh nghiệp cũng như chủ doanh nghiệp, kế toán hiện nay cần:

- Soát xét, kiểm tra lại tờ khai GDLK và Hồ sơ xác định giá trong GDLK;

- Khi giải trình với cán bộ thuế, bạn cần lưu ý những vấn đề nào có thể trả lời được luôn (khi bạn chắc chắn biết đó là đúng), những vấn đề cần phải xem lại hồ sơ để giải trình để chuẩn bị câu trả lời hợp lý và an toàn nhất;

- Luôn cập nhật các thông tư, nghị định mới nhất để nắm vững quy định về GDLK; tham khảo từ những người bạn có kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này.

- Cuối cùng đó chính là thuê đơn vị tư vấn thuế cung cấp dịch vụ lập tờ khai giao dịch liên kết cũng như dịch vụ lập hồ sơ xác định giá GDLK của công ty Kiểm toán, công ty tư vấn thuế.

#3. Kết luận

Trên đây là những rủi ro thường gặp trong GDLK. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được giao dịch liên kết là gì cũng như giúp bạn tránh được những rủi ro trong giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Nếu bạn muốn tìm một công ty tư vấn thuế giúp bạn giải quyết những rủi ro trên và yên tâm trong vấn đề GDLK khi quyết toán thuế TNDN thì đừng quên gọi cho Hãng Kiểm toán ES. Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá ở Hà Nội, Tp.HCM, Đã Nẵng, Cần Thơ... của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Chúc bạn thành công!