Báo cáo giao dịch liên kết là gì? Mẫu hồ sơ cần chuẩn bị để kê khai giao dịch liên kết (GDLK) gồm những gì? Các giao dịch liên kết khi Quyết toán thuế TNDN cần lưu ý những gì? Sau đây, ES xin chia sẻ qua bài viết dưới đây.
- Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý
- So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết
- Những điểm mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết
Trước hết chúng ta cùng diểm qua các nội dung chính của bài viết dưới đây nhé.
Đầu tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu báo cáo giao dịch liên kết là gì?
#1. Báo cáo giao dịch liên kết là gì?
Báo cáo giao dich liên kết là việc doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu chứng minh giá GDLK phát sinh của doanh nghiệp là phù hợp. Vậy hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm những gì?
#1.1 Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết
#1.1.1 Theo Nghị định 20 (Áp dụng cho năm tài chính 2017 - năm tài chính 2019)
a) Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;
b) Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 kèm theo Nghị đinh 20;
c) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 kèm theo nghị đinh 20.
- Nếu doanh nghiệp là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 04 kèm theo Nghị định 20.
- Nếu doanh nghiệp có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao trong trường hợp Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế phải nộp Báo cáo này cho Cơ quan thuế nước sở tại theo biểu mẫu kê khai của Cơ quan thuế nước sở tại hoặc Biểu mẫu kê khai theo Mẫu số 04 kèm theo Nghị định 20. Trong trường hợp doanh nghiệp không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có công văn giải trình căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép doanh nghiệp cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
#1.1.2 Theo Nghị định 132 (Áp dụng từ năm tài chính 2020 trở đi)
a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132;
b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 132;
c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132;
d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 132 và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 132.
Lưu ý: Báo cáo giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của DN cung cấp cho CQT theo quy định của pháp luật.
- Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, trong hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ;
- Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, doanh nghiệp có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho CQT bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.
#1.2 Thời điểm chuẩn bị báo cáo giao dịch liên kết
Báo cáo giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của CQT. Khi CQT thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
#2. Cách lập báo cáo Giao dịch liên kết
Đối với báo cáo giao dịch liên kết các bạn cần thực hiện lần lượt qua các phần như: Cơ sở pháp lý, thu thập thông tin doanh nghiệp, phân tích tài chính của doanh nghiệp, xác định các bên có quan hệ liên kết, xác định các giao dịch phát sinh với các bên có quan hệ liên kết.... theo đó doanh nghiệp phân tích, chứng minh giá giao dịch với các bên liên kết phù hợp với quy định của pháp luật.
#2.1 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin pháp lý như: Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, hình thức pháp lý, ....
#2.2 Thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện mô tả các thông tin cơ bản của doanh nghiệp hiện tại, ngành nghề, hình thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tổng quan tập đoàn hoặc các công ty thành viên trong hệ thống. Từ những cơ sở trên, tư đó có thêm phân tích và tìm, xác định các bên có quan hệ liên kết.
#2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Các bạn phân tích tổng quan tài chính khu vực, ngành, vùng miền, nghành nghề có liên quan đến doanh nghiệp, ....
- Phân tích chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh, phải xác định được các chức năng chính gắn với việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí, bao gồm việc hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên quan hệ liên kết và rủi ro từ việc đầu tư tài sản, vốn, cũng như các rủi ro gắn với khả năng thu lợi nhuận liên quan đến giao dịch kinh doanh. Phân tích chức năng là căn cứ để xác định, phân bổ lại rủi ro SXKD thực tế của các bên liên kết;
- Phân tích các yếu tố so sánh đặc thù của tài sản vô hình, phải rà soát phân tích các quyền mang lại lợi ích kinh tế quy định tại hợp đồng, thỏa thuận và các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên. Phân tích tài sản vô hình phải căn cứ quyền sở hữu tài sản; lợi nhuận tiềm năng từ tài sản vô hình; các hạn chế về phạm vi địa lý trong việc sử dụng, khai thác quyền đối với tài sản vô hình; vòng đời của tài sản vô hình; các quyền và mối quan hệ mang lại lợi ích kinh tế; việc người được nhượng quyền có tham gia phát triển tài sản vô hình và chức năng hoạt động, khả năng kiểm soát rủi ro kinh doanh trên thực tế của từng bên liên kết liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình;
- Phân tích điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch phải bao gồm lợi thế chi phí dựa trên yếu tố vị trí địa lý, chức năng chuyên môn hóa; trình độ phát triển của thị trường và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phân tích so sánh, loại trừ các khác biệt trọng yếu là phân tích loại trừ khác biệt về mặt định tính và định lượng đối với thông tin hoặc số liệu tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến yếu tố làm căn cứ xác định giá giao dịch liên kết theo từng phương pháp xác định giá quy định tại Nghị định 20. Việc xác định khác biệt trọng yếu được căn cứ định lượng và định tính, bao gồm: Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập, hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động, khác biệt về vốn lưu động; khác biệt định tính là các thông tin được xác định căn cứ vào từng phương pháp xác định giá
#2.4 Xác định các bên liên kết
Các bên có quan hệ liên kết được xác định theo các quy định hiện hành về kê khai thông tin giao dịch liên kết, các bên có quan hệ liên kết được xác định theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.
>>> Để hiểu các bên có quan hệ liên kết mời các bạn xem tiếp ại đây nhé!
#2.5 Xác định các nghiệp vụ giao dịch với bên liên kết
a. Xác định các hình thức giao dịch liên kết
Các bạn rà soát sổ kế toán chi tiết các nghiệp vụ đầu ra, đầu vào như: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính, ....
b. Xác định giá trị giao dịch với các bên liên kết
Từ các bước trên, các bạn xác định các GDLK, phân loại các GDLK này từ đó để xác định lựa chọn phương pháp xác định giá áp dụng cho từng trường hợp cho phù hợp với quy định pháp luật.
Các phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng lãi;
- Phương pháp so sánh lợi nhuận;
- Phương pháp tách lợi nhuận.
>>> Để hiểu rõ hơn về phương pháp xác định giá giao dịch liên kết xem tại đây!
Hiện nay, đa phần các công ty chọn nhiều nhất là phương pháp số 4 và số 1. Riêng các doanh nghiệp phân phối thường chọn phương pháp số 2.
Cách thức mà DN chứng minh cho CQT tôi không chuyển giá là chứng minh DN của tôi có mức giá xấp xỉ các mức giá của các Công ty tương đồng trong thị trường (PP1) hoặc tỷ suất lợi nhuận của DN tôi xấp xỉ tỷ suất lợi nhuận của các Công ty tương đồng trong thị trường (các PP còn lại trong đó rõ nhất là phương pháp số 4).
Công ty tương đồng là công ty có cùng chức năng hoạt động (hoạt động trong cùng ngành nghề, kinh doanh cùng 1 mặt hàng, thực hiện cùng 1 nhóm chức năng như sản xuất, bán hàng, marketing), có rủi ro gánh chịu tương tự nhau (rủi ro thị trường, rủi ro hàng tồn kho,…) và tài sản sử dụng (vd: cùng không có tài sản vô hình).
#2.6 Kết luận và điều chỉnh
Sau khi các áp dụng phương pháp xác định giá trong GDLK chứng minh các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp với bên liên kết. Trường hợp, nếu áp dụng Phương pháp xác định giá dẫn đến việc cần điều chỉnh tăng doanh thu, giảm chi phí, ... Doanh nghiệp cần tổng hợp và điều chỉnh kê khai tương ứng.
Các bạn có thể tham khảo quy trình lập báo cáo giao dịch liên kết của Hãng Kiểm toán ES được thực hiện qua 13 bước và luôn luôn kèm theo việc hỗ trợ việc giải trình các câu hỏi khi Quyết toán thuế TNDN về chuyển giá (khi được yêu cầu) như sau:
Bước 1: Tổng quan về tập đoàn và Công ty;
Bước 2: Tổng quan về nền kinh tế;
Bước 3: Tổng quan về ngành;
Bước 4: Phân tích chức năng thực hiện;
Bước 5: Phân tích tài chính;
Bước 6: Xác định các bên liên kết và giao dịch liên kết;
Bước 7: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường;
Bước 8: Lựa chọn giao dịch/DN tương đồng;
Bước 9: Phân tích và loại trừ khác biệt trọng yếu;
Bước 10: Xác định biên độ thị trường chuẩn và so sánh;
Bước 11: Lập tờ khai thông tin giao dịch liên kết;
Bước 12: Kết luận Thảo luận với khách hàng về kết quả và đưa ra đề xuất;
Bước 13: Phát hành báo cáo giao dịch liên kết.
>>> Các bạn có thể tham khảo dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại đây nhé!
#3. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Chuyển giá là gì?
Trả lời: ES đã trình bày chuyển giá là gì rồi bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Có mấy phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết?
Trả lời: Có 05 phương pháp xác định giá trong GDLK. Chi tiết các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý điều gì?
Trả lời: Để xem rủi ro trong giao dịch liên kết bạn xem chi tiết tại đây nhé.
Hỏi: Cần cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết làm như thế nào?
Trả lời: Để được tư vấn miễn phí và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bạn vui lòng xem tại đây nhé.
Như vậy, Hãng Kiểm toán ES vừa chia sẻ xong các bước làm báo cáo giao dịch liên kết và hồ sơ, chứng từ giúp các bạn hiểu, nắm rõ việc báo cáo giao dịch liên kết cần những gì? Cần làm hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết khi nào? Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!