Phương pháp giá vốn cộng lãi hay còn được gọi là phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn là gì? Phương pháp này được xác định như thế nào? Các trường hợp và nguyên tắc áp dụng của phương pháp có gì khác so với phương pháp giá bán lại? Để giải đáp thắc mắc trên bạn xem nội dung bài viết dưới đây của Hãng Kiểm toán ES nhé.

Phương pháp giá vốn cộng lãi

Bạn xem qua nội dung tóm tắt của bài viết dưới đây nhé

#1. Phương pháp giá vốn cộng lãi là gì?

Phương pháp giá vốn cộng lãi hay nghị định 132/2020/NĐ-CP còn có tên gọi khác là phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn là phương pháp dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

Trong Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn nằm trong phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận khi so sánh giá trong giao dịch liên kết và là phương pháp 2.2. Ký hiệu PP2.2.

Phương pháp giá vốn cộng lãi có tên gọi tiếng anh là "Cost Plus Method" hay viết tắt là CPM.

#2. Phương pháp xác định

Giá bán ra (hoặc doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán cho bên liên kết được xác định bằng (=) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào từ bên độc lập cộng (+) lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế.

Lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá vốn của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

Công thức xác định phương pháp giá vốn cộng lãi

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Giá bán ra cho bên liên kết (hoặc doanh thu thuần) được điều chỉnh theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, chi phí kê khai để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.

>>> Xem thêm các bên có quan hệ liên kết tại đây nhé!

#3. Phương pháp giá vốn cộng lãi được áp dụng như thế nào?

#3.1 Trường hợp được áp dụng

- Căn cứ theo nghị định 132/2020/NĐ-CP thì phương pháp này được áp dụng khi:

  • Không áp dụng được phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
  • Người nộp thuế không sở hữu tài sản vô hình và gánh chịu ít rủi ro kinh doanh, thực hiện chức năng sản xuất theo hợp đồng, đơn đặt hàng hoặc gia công, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, cài đặt thiết bị;
  • Thu mua, cung ứng sản phẩm;
  • Cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện nghiên cứu phát triển theo hợp đồng cho bên liên kết.

#3.2 Trường hợp không được áp dụng

Người nộp thuế là doanh nghiệp sản xuất tự chủ, thực hiện các chức năng nghiên cứu phát triển sản phẩm đến xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chiến lược thị trường và bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng;

>>> Xem thêm bài viết hướng dẫn kê khai phụ lục I nghị định 132 về giao dịch liên kết tại đây nhé!

#4. Nguyên tắc áp dụng phương pháp

Nguyên tắc áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi

Nguyên tắc áp dụng phương pháp như sau:

  • Không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro;
  • Điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này;

03 khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến phương pháp giá vốn cộng lãi gồm:

  • Các chi phí phản ánh chức năng hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất theo hợp đồng chỉ định từ công ty mẹ hoặc cung cấp dịch vụ nội bộ tập đoàn;
  • Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như thời hạn chuyển giao sản phẩm, chi phí giám sát chất lượng, lưu kho, điều kiện thanh toán;
  • Phương pháp hạch toán kế toán đối với các yếu tố cấu thành trong giá vốn của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập;

#5. Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn

Hỏi: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn là gì?

Trả lời: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn là phương pháp dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

Hỏi: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được áp dụng khi nào?

Trả lời: ES đã chia sẻ các trường hợp áp dụng phương pháp tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Báo cáo giao dịch liên kết được lập như thế nào?

Trả lời: Về cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.

Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về phương pháp giá vốn cộng lãi khi xác định phương pháp so sánh giá trong giao dịch liên kết. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.