Phương pháp giá bán lại là gì? Phương pháp xác định, các trường hợp và nguyên tắc áp dụng phương pháp giá bán lại được thực hiện như thế nào? ES cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý
- Chuyển giá là gì? Cẩm nang TOÀN TẬP về chuyển giá từ A - Z
- So sánh Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết
- Công văn 54153 CT TTHT về lập hồ sơ giao dịch liên kết
Các bạn xem nội dung chính của bài viết phương pháp giá bán lại dưới đây nhé
#1. Phương pháp giá bán lại là gì?
Phương pháp giá bán lại hay còn được gọi là phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu là phương pháp dựa vào giá bán lại (hay còn được gọi là giá bán ra) của sản phẩm do doanh nghiệp bán ra cho bên độc lập để xác định giá mua vào sản phẩm đó từ bên liên kết.
Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu là phương pháp 2.1. Ký hiệu PP2.1
Phương pháp giá bán lại tên tiếng anh là "Resale Price Method" viết tắt là RPM.
#2. Phương pháp xác định
Giá mua vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (giá vốn) từ bên liên kết bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán lại cho bên độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế trừ (-) một số chi phí khác bao gồm trong giá mua: Thuế nhập khẩu; lệ phí hải quan; chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế (nếu có).
Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.
>>> Xem thêm hướng dẫn xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn tại đây nhé!
#3. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu áp dụng khi nào?
#3.1 Các trường hợp áp dụng
- Người nộp thuế không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu áp dụng trong trường hợp người nộp thuế thực hiện bán hàng, phân phối lại các sản phẩm mua từ bên liên kết cho các khách hàng độc lập và không tạo ra tài sản vô hình gắn liền với sản phẩm bán ra; không tham gia vào quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ tài sản vô hình do bên liên kết sở hữu gắn với sản phẩm bán ra hoặc không thực hiện gia công, chế biến, lắp ráp thay đổi tính chất, đặc điểm sản phẩm, gắn nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng giá trị sản phẩm
#3.2 Các trường hợp không được áp dụng
- Không áp dụng cho người nộp thuế là nhà phân phối sở hữu các tài sản vô hình có giá trị của tập đoàn đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và các tài sản vô hình liên quan đến marketing khác như danh sách khách hàng, kênh phân phối, biểu tượng, hình ảnh và các yếu tố nhận diện thương hiệu trong hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến thương mại hoặc phát sinh chi phí tạo lập, thiết kế các kênh phân phối, nhận diện thương hiệu hoặc các chi phí sau bán hàng;
#4. Nguyên tắc áp dụng phương pháp
Nguyên tắc áp dụng phương pháp:
- Không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro;
- Điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.
04 khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) bao gồm:
- Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp là đại lý bán hàng, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà phân phối thực hiện marketing;
- Mức độ tăng trưởng phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Chức năng của người nộp thuế trong chuỗi cung ứng như bán lẻ, bán buôn;
- Phương pháp hạch toán kế toán của các bên;
Như vậy, bạn cần nắm vững các nguyên tắc và trường hợp áp dụng với phương pháp giá bán lại để biết người nộp thuế của mình có được sử dụng phương pháp đó để so sánh giao dịch liên kết (Chuyển giá) phát sinh trong kỳ hay không?
>>> Xem thêm giao dịch liên kết là gì? tại đây nhé!
#5. Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
Hỏi: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu là gì?
Trả lời: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu là phương pháp dựa vào giá bán lại (hay còn được gọi là giá bán ra) của sản phẩm do doanh nghiệp bán ra cho bên độc lập để xác định giá mua vào sản phẩm đó từ bên liên kết.
Hỏi: Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu như thế nào?
Trả lời: ES đã chia sẻ các trường hợp áp dụng phương pháp bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Báo cáo giao dịch liên kết được lập như thế nào?
Trả lời: Về cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về phương pháp giá bán lại. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.