Hãng Kiểm toán ES xin chia sẻ bản so sánh những điểm khác nhau cơ bản của Thông tư 48/2019/TT-BTC và Thông tư 228/2009/TT-BTC về trích lập các khoản dự phòng. Mời các bạn xem chi tiết nội dung bài viết.
- Thông tư 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn xử lý và trích lập dự phòng
- Quy định về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Quy định về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Quy định trích dự phòng bảo hành sản phẩm, công trình xây dựng
Những điểm so sánh Thông tư 48 và Thông tư 228 cơ bản gồm:
- Nguyên tắc chung
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Đối tượng trích lập; Mức lập dự phòng; Thẩm quyền xử lý hàng tồn kho;
- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư;
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Đối tượng trích lập dự phòng; Căn cứ tính trích lập dự phòng; Mức trích lập dự phòng;
- Dự phòng bảo hành hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ công trình xây dựng: Đối tượng trích lập dự phòng.
#1.Nguyên tắc chung
TT48/2019/TT-BTC
- Tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau;
- Không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài;
- Không nói tới;
TT228/2009/TT-BTC
- Trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh;
- Không nói tới;
- Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ;
#2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Đối tượng trích lập dự phòng
- TT48/2019/TT-BTC: Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sô kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
- TT228/2009/TT-BTC: Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
Mức trích lập dự phòng
- TT48/2019/TT-BTC: Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
- TT228/2009/TT-BTC: Chưa có
Thẩm quyền xử lý hàng tồn kho
- TT48/2019/TT-BTC: Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý.
- TT228/2009/TT-BTC: Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý.
>>> Xem thêm quy định về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại đây!
#3. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
Đối tượng trích lập dự phòng
- TT48/2019/TT-BTC: Đối tượng lập dự phòng bao gồm khoản đầu tư tài chính đủ điều kiện trích lập nhưng không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài.
- TT228/2009/TT-BTC: Đối tượng lập dự phòng bao gồm các khoản đầu tư tài chính đủ điều kiện trích lập.
#4. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Đối tượng trích lập dự phòng
- TT48/2019/TT-BTC: Đối tượng lập dự phòng bao gồm các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn.
- TT228/2009/TT-BTC: Không quy định cụ thể
Căn cứ tính trích lập dự phòng
- TT48/2019/TT-BTC: Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
Đối chiếu công nợ; trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
Bảng kê công nợ;
Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
- TT228/2009/TT-BTC:Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Mức trích lập dự phòng
TT48/2019/TT-BTC
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
30% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng
50% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng
70% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng
100% giá trị đối với khoản NPT từ 12 tháng trở lên.
- Đối với các khoản NPT chưa đến hạn thanh toán nhưng DN thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thế thực hiện được do đoi tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng
TT228/2009/TT-BTC
- Chung như các doanh nghiệp khác;
- Chưa rõ ràng;
>>>Xem thêm quy định về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tại đây!
#5.Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ công trình xây dựng
Đối tượng trích lập dự phòng
- TT48/2019/TT-BTC: Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp14 vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng
- TT228/2009/TT-BTC: Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
>>> Xem thêm cách trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, công trình tại đây!
Trên đây là một số nội dung chính trong bản tin so sánh Thông tư 48 và Thông tư 228 về trích lập các khoản dự phòng. Hãng Kiểm toán ES (https://esaudit.com.vn/) xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ với chúng tôi.