Cách kiểm tra báo cáo tài chính được thực hiện như thế nào? Sau khi các bạn đã nhập số liệu từ chứng từ vào phần mềm kế toán làm thế nào để các bạn kiểm tra biết được báo cáo tài chính có vấn đề gì không? Hãng kiểm toán ES sẽ chia sẻ cùng các bạn qua bài viết dưới để giúp các bạn kiểm tra, rà soát báo cáo tài chính doanh nghiệp, số dư cuối kỳ, số phát sinh của các tài khoản kế toán.
- Hướng dẫn cách kiểm tra số dư trên BCTC
- Hồ sơ chuẩn bị và cách kiểm tra hồ sơ trước khi quyết toán thuế
Để xem chi tiết các cách kiểm tra Báo cáo tài chính doanh nghiệp mời các bạn xem chi tiết tại bài viết hoặc tải bản tin kèm theo.
Trước hết chúng ta cùng điểm lại một số nội dung chính của bài viết dưới đây nhé.
- #1. Kiểm tra TK 111 | Kiểm tra TK Tiền mặt
- #2. Kiểm tra TK 112 | Kiểm tra TK Ngân hàng
- #3. Kiểm tra TK 121, TK 128 | Rà soát các khoản đầu tư tài chính
- #4. Kiểm tra TK 131 | Rà soát công nợ phải thu
- #5. Kiểm tra TK 133 | Kiểm tra thuế GTGT
- #6. Kiểm tra hàng tồn kho
- #7. Kiểm tra TK 211, 213 | Rà soát TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình
- #8. Kiểm tra, rà soát TK 214 | Kiểm tra, rà soát khấu hao
- #9. Rà soát TK 242| Rà soát phân bổ chi phí trả trước
- #10. Kiểm tra TK 229 | Kiểm tra dự phòng
- #11. Kiểm tra TK 331 | Kiểm tra công nợ phải trả
- #12. Kiểm tra TK 333| Rà soát thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- #13. Kiểm tra TK 334, 338 | Kiểm tra Lương và các khoản trích theo lương
- #14. Kiểm tra TK 341 | Kiểm tra khoản vay
- #15. Kiểm tra TK 411, TK 418 | Kiểm tra Nguồn vốn
- #16. Rà soát Doanh thu, giá vốn
- #17. Rà soát TK doanh thu, Chi phí còn lại
- #18. Rà soát TK 821| Rà soát Chi phí thuế TNDN
- #19. Một số câu hỏi thường gặp về Báo cáo tài chính
Các bạn xem bản đầy đủ trình tự, thủ tục kiểm tra Báo cáo tài chính theo file PDF đính kèm >>> Tại đây
#1. Kiểm tra TK 111 | Kiểm tra TK Tiền mặt
#1.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- TK 111 sẽ không bao giờ có số dư bên Có;
- Xem lại số dư từng thời điểm xem có bị âm hay không?
- Đối chiếu số dư trên sổ quỹ với biên bản kiểm kê tại ngày cuối năm của đơn vị.
#1.2 Kiểm tra phát sinh trong kỳ
- Những nghiệp vụ phát sinh mua hàng hóa, dịch vụ đối ứng với các TK 331, TK 642, TK 152... có chi trên 20 triệu hay không? Nếu có cần xem lại xem có chi cho hóa đơn trên 20 triệu hay không?
#2. Kiểm tra TK 112 | Kiểm tra TK Ngân hàng
#2.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- TK 112 cũng không bao giờ có số dư bên Có;
- Đối chiếu số dư trên sổ của từng ngân hàng với sao kê cuối năm của Ngân hàng đó;
- Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với những khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ chưa?
- Lưu ý đối với phát sinh liên quan tới TK 138, TK 244, TK 141, TK 344 ... đã hạch toán đúng đối tượng chưa, trong năm đã thu về hay chưa?
#2.2 Kiểm tra PS trong kỳ
- Đối chiếu số phát sinh của từng ngân hàng trên sổ kế toán với số phát sinh trên sổ phụ từng tháng của từng ngân hàng;
- Kiểm tra lại đối với những nghiệp vụ phát sinh chênh lệch tỷ giá lớn;
- Note lại các khoản chênh lệch tỷ giá khi đánh giá ngoại tệ cuối kỳ để loại thu nhập hoặc chi phí khi xác định thuế TNDN.
#3. Kiểm tra TK 121, TK 128 | Rà soát các khoản đầu tư tài chính
#3.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- Không có số dư bên Có.
- Đối chiếu số dư của từng loại chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư với xác nhận của những khoản đó;
#3.2 Rà soát PS trong kỳ
- Kiểm tra lại đối với các nghiệp vụ phát sinh lớn xem hạch toán đúng hay chưa?
- Với những khoản đã lâu không phát sinh hoặc không có xác nhận cần xem lại thời gian đáo hạn cũng như kiểm tra về tính chính xác của các số dư đó.
Kiểm tra báo cáo tài chính
#4. Kiểm tra TK 131 | Rà soát công nợ phải thu
#4.1 Rà soát SD cuối kỳ
- Có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có;
- Đối chiếu số dư của từng khách hàng với biên bản đối chiếu công nợ, thư xác nhận;
- Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với những khoản phải thu có gốc ngoại tệ chưa?
- Các khoản dư bên Có TK 131 cần kiểm tra lại hợp đồng xem có đúng là khoản ứng trước tiền hàng không?
#4.2 Kiểm tra PS trong kỳ
- Kết hợp với phần doanh thu để kiểm tra phát sinh trong kỳ. Chi tiết kiểm tra xem hướng dẫn lưu ý tại TK 511;
- Note lại các khoản chênh lệch tỷ giá khi đánh giá ngoại tệ cuối kỳ để loại thu nhập hoặc chi phí khi xác định thuế TNDN.
#5. Kiểm tra TK 133 | Kiểm tra thuế GTGT
#5.1 Kiểm tra SD cuối kỳ
- Không có số dư bên Có;
- Nếu cuối kỳ kế toán TK 133 còn số dư bên Nợ thường khớp với chỉ tiêu 41 trên tờ khai thuế GTGT. Nếu chênh lệch cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
# 5.2 Kiểm tra PS trong kỳ
- Kiểm tra xem tháng/quý (theo kỳ kê khai) đã kết chuyển thuế GTGT hay chưa?
- Đối chiếu tờ khai thuế GTGT tháng/quý với số phát sinh trên sổ xem có chênh lệch không? Tìm hiểu rõ nguyên nhân.
#6. Kiểm tra hàng tồn kho
#6.1 Kiểm tra SD cuối kỳ
- Không có số dư bên Có.
- Đối chiếu số dư của từng mã vật tư, hàng hóa tại ngày cuối năm với biên bản kiểm kê cuối năm.
#6.2 Kiểm tra PS trong kỳ
- Kiểm tra xem Phát sinh Nợ TK 152, TK 153, TK 155, TK 156, TK 157 đã khớp với NXT cả năm chưa?
- Nếu tập hợp, tính giá thành qua TK 154 kiểm tra xem Phát sinh Có TK 154 có khớp với Nợ TK 632 hay không? Nếu là thương mại đối chiếu tương tự;
- NXT kho có mã nào bị âm hay không? Đã xử lý hay chưa?
#7. Kiểm tra TK 211, 213 | Rà soát TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình
#7.1 Rà soát SD cuối kỳ
- Không có số dư bên Có
- Đối chiếu số dư cuối năm với Nguyên giá TSCĐ trên bảng tính khấu hao xem đã khớp chưa?
#7.2 Rà soát phát sinh trong kỳ
- Kiểm tra xem Phát sinh bên Nợ TK 211, TK 213 đã khớp với nguyên giá TSCĐ những tài sản tăng trong năm trên bảng tính khấu hao hay chưa?
- Kiểm tra xem những phát sinh từ TK 211, TK 213 với TK 241 đã có đầy đủ hồ sơ chưa?
- Kiểm tra xem Phát sinh bên Có đã khớp với nguyên giá TSCĐ những tài sản đã ghi giảm trong năm hay chưa?
- Các TSCĐ tăng, giảm trong năm đã đầy đủ hồ sơ tương ứng hay chưa?
#8. Kiểm tra, rà soát TK 214 | Kiểm tra, rà soát khấu hao
#8.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- Chỉ có số dư bên Có;
- Đối chiếu số dư cuối năm với Hao mòn lũy kế TSCĐ trên bảng tính khấu hao xem đã khớp chưa?
#8.2 Kiểm tra phát sinh trong kỳ
- Trong năm đã phân bổ TSCĐ chưa? Kiểm tra lại số phân bổ trong năm trên sổ kế toán (PS Có TK 214) và trên bảng tính khấu hao đã khớp nhau hay chưa?
- Với những TSCĐ ghi giảm trong năm thì số ghi giảm bên Nợ TK 214 và số khấu hao lũy kế đến thời điểm ghi giảm có khớp nhau không?
#9. Rà soát TK 242| Rà soát phân bổ chi phí trả trước
#9.1 Rà soát SD cuối kỳ
- Không có số dư bên Có;
- Đối chiếu số dư cuối năm với GTCL trên bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ đã khớp chưa?
#9.2 Rả soát PS trong kỳ
- Kiểm tra xem Phát sinh bên Nợ TK 242 đã khớp với giá trị những tài sản tăng trong năm trên bảng tính phân bổ hay chưa?
- Phát sinh Có TK 242 đã khớp với bảng tính phân bổ hay chưa?
#10. Kiểm tra TK 229 | Kiểm tra dự phòng
#10.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- TK 229 có số dư bên Có hoặc không có số dư;
#10.2 Kiểm tra PS trong kỳ
- Kiểm tra xem các khoản Công nợ, Hàng tồn kho, Đầu tư tài chính...có cần trích lập dự phòng hay không?
#11. Kiểm tra TK 331 | Kiểm tra công nợ phải trả
#11.1 Kiểm tra SD cuối kỳ
- Có thể có số dư bên Nợ hoặc Bên Có;
- Đối chiếu số dư cuối năm của các nhà cung cấp với biên bản đối chiếu công nợ hoặc thư xác nhận cuối năm;
- Kiểm tra xem những khoản phải trả TK 331 có gốc ngoại tệ đã đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm chưa?
- Với những nhà cung cấp có số dư bên Nợ cần kiểm tra lại hợp đồng xem có điều kiện ứng trước tiền hàng hay không?
#11.2 Kiểm tra PS trong kỳ
- Kiểm tra lại phát sinh của những nhà cung cấp có số phát sinh lớn;
- Kiểm tra lại một số mã công nợ của khách hàng mà nghi ngờ số dư có sai sót bằng việc đối chiếu với hóa đơn, các chứng từ thanh toán;
- Kiểm tra lại với những khoản thanh toán tiền mặt trên 20 triệu đồng xem có thanh toán cho các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu hay không?
#12. Kiểm tra TK 333| Rà soát thuế và các khoản phải nộp nhà nước
#12.1 Rà soát số dư cuối kỳ
- TK 333 thể có số dư bên Nợ hoặc Bên Có; Đối với số dư bên Nợ cần xem xét đó là những nào?
- TK 33311: Đối chiếu tương tự như TK 133. Lưu ý nếu TK 33311 có số dư thì thường bằng chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT;
- TK 33312, TK 3333 thường có số dư =0;
- TK 3334, TK 3335, TK 3338 có thể có cả số dư bên Nợ và số dư bên Có.
#12.2 Rà soát PS trong kỳ
- Khi lập giấy nộp tiền cho các khoản thuế trong năm lưu ý mã chương cũng như đơn vị thu;
- TK 33311: Đối chiếu số hạch toán trên sổ với số phát sinh trên tờ khai thuế.
- TK 3334: Đã loại các khoản chi phí không được trừ chưa? Có được chuyển lỗ không? Có phát sinh thu nhập tính thuế > 0 không? Nếu có đã tạm nộp thuế TNDN chưa?
- TK 3335: Đơn vị có phát sinh thuế TNCN hay không? Kiểm tra lại việc tính thuế TNCN xem đã hợp lý chưa? Có theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ở TK 138 hay TK 338 với các khoản thu thừa hoặc thiếu thuế TNCN hay không? Tham chiếu sang TK 334 để kiểm tra việc tính thuế TNCN trong năm nếu có.
>>> Xem thêm bài viết Chuyển giá là gì? Giá chuyển nhượng là gì? tại đây nhé!
#13. Kiểm tra TK 334, 338 | Kiểm tra Lương và các khoản trích theo lương
#13.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- Có thể có số dư bên Nợ hoặc Bên Có;
- Kiểm tra xem số dư lương năm trước đã được thanh toán hết trước 31.03 hay chưa?
- Thường số dư TK 334 cuối năm tài chính bằng số lương chưa thanh toán của tháng cuối cùng trong năm tài chính;
- Số dư TK 338 (các khoản BHXH) cuối năm đã khớp với thông báo BHXH cuối năm nay chưa?
#13.2 Kiểm tra phát sinh trong kỳ
- Đã làm hợp đồng lao động chưa? Các cá nhân có đủ mã số thuế hết chưa? Những cá nhân giảm trừ gia cảnh đã đăng ký người phụ thuộc hết chưa? Có đầy đủ hồ sơ chưa?
- Trong năm có chi thưởng ngày lễ, chi trang phục không? Đã làm quyết định và danh sách đi kèm chưa?
- Kiểm tra việc tính trích đóng BHXH vào chi phí của đơn vị;
- Đối chiếu thông báo BHXH hàng tháng với số hạch toán hàng tháng của đơn vị trên sổ kế toán.
#14. Kiểm tra TK 341 | Kiểm tra khoản vay
#14.1 Kiểm tra số dư cuối kỳ
- Không có số dư bên Nợ;
- Đối chiếu số dư TK 341 cuối năm chi tiết cho từng cá nhân, ngân hàng… với số dư theo xác nhận của từng cá nhân, ngân hàng đó;
- Đã đánh giá lại khoản vay có gốc ngoại tệ hay chưa?
#14.2 Kiểm tra phát sinh trong kỳ
- Vay cá nhân đã làm hợp đồng vay chưa? Có lãi suất không? Nếu có khi trả lãi đã tính thuế TNCN hay chưa? (5%);
- Nếu có khoản vay dài hạn từ nước ngoài (Ngân hàng nước ngoài, Công ty mẹ...) đã làm thủ tục đăng ký với ngân hàng nhà nước hay chưa?
- Các khoản chi phí lãi vay có bị loại khỏi chi phí không được trừ theo thông tư 96/2015/TT-BTC và Nghị định 132/2020/NĐ-CP hay không? Note lại để loại khỏi chi phí nếu có.
>>> Xem thêm bài viết cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết tại đây nhé!
#15. Kiểm tra TK 411, TK 418 | Kiểm tra Nguồn vốn
#15.1 Kiểm tra SD cuối kỳ
- TK 411 và TK 418 không có số dư bên Nợ;
#15.2 Kiểm tra phát sinh trong kỳ
- Trong năm đơn vị có tăng vốn hay không? Thời hạn góp vốn có đúng quy định không?
- Có đầy đủ bộ hồ sơ góp vốn không?
#16. Rà soát Doanh thu, giá vốn
Tài khoản về doanh thu, giá vốn ở đây là các TK 511 và TK 632. Chi tiết kiểm tra, rà soát như sau:
#16.1 Rà soát số dư cuối kỳ
- Không có số dư đầu năm và cuối năm tài chính;
#16.2 Rà soát phát sinh trong kỳ
- Đã đối chiếu doanh thu ghi nhận trong năm trên sổ với tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý chưa? Có chênh lệch gì không?
- Các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu đã được ghi nhận giá vốn đầy đủ chưa? Có nghiệp vụ nào mà giá vốn ghi nhận cao hơn doanh thu không? Giải thích.
- Tham chiếu ngược lại phần hàng tồn kho để kiểm tra việc ghi nhận giá vốn đúng và đầy đủ hay chưa?
#17. Rà soát TK doanh thu, Chi phí còn lại
Các tài khoản doanh thu, chi phí còn lại là các tài khoản như: TK 521, TK 515, TK 635, TK 621, TK 622, TK 627, TK 711, TK 811
#17.1 Rà soát SD cuối kỳ
- Các tài khoản kể trên sẽ không có số dư đầu năm và cuối năm tài chính;
#17.2 Rà soát phát sinh trong kỳ
- Chi phí hạch toán vào những TK 641, TK 642, TK 811 có hợp lý không? Có chi phí nào;
- Các chi phí trích trước hạch toán đối với với TK 335 có căn cứ gì không?
- Các khoản chi phí hạch toán với TK 353 có phù hợp không có bị loại khi quyết toán thuế TNDN không?
- Note lại các khoản chi phí bị loại để loại khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN;
#18. Rà soát TK 821| Rà soát Chi phí thuế TNDN
#18.1 Rà soát số dư cuối kỳ
- TK 821 có số dư đầu năm và cuối năm tài chính;
#18.2 Rà soát PS trong kỳ
- Số phát sinh bên nợ của TK này sẽ bằng số thuế phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
#19. Một số câu hỏi thường gặp về Báo cáo tài chính
Hỏi: Báo cáo tài chính là gì?
Trả lời: ES đã chia sẻ báo cáo tài chính là gì bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Cách kiểm tra, rà soát báo cáo tài chính được thực hiện như thế nào?
Trả lời: ES đã chia sẻ chi tiết và đầy đủ về cách kiểm tra, rà soát báo cáo tài chính bạn xem chi tiết nhé.
Hỏi: Lập báo cáo tài chính như thế nào?
Trả lời: ES đã hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính bạn xem tại đây nhé.
Bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ nếu có vướng mắc cần hỗ trợ về cách kiểm tra báo cáo tài chính. Cám ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công.