Giao dịch liên kết là gì? Thanh tra về giao dịch liên kết các doanh nghiệp, tổ chức cần làm gì? Có những kinh nghiệm gì cho các cuộc thanh tra như vậy? Các thắc mắc của bạn sẽ có trong bài viết dưới đây của Hãng Kiểm toán ES.

Chúng ta cùng bắt đầu bài viết nhé.

kinh nghiệm thanh tra về giao dịch liên kết

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm, nội dung về giao dịch liên kết đã bạn nhé.

#1. Giao dịch liên kết là gì? Giao dịch liên kết và chuyển giá có khác nhau?

#1.Giao dịch liên kết là gì?

Cụm từ giao dịch liên kết ngày càng được sử dụng rộng rãi khi mà Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) và Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Nghị định 132) được ban hành dần cho thấy hiệu quả để quản lý với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Vậy giao dịch liên kết được định nghĩa như thế nào?

Theo Nghị định 20 “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 132 là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

#1.2 Giao dịch liên kết và chuyển giá có khác nhau?

Về bản chất giao dịch liên kết và chuyển giá đều là một. Có tên gọi khác nhau là do chuyển giá là khái niệm ra đời từ Thông tư 66/2010/TT-BTC. Còn giao dịch liên kết như mình đã chia sẻ ở trên thì bắt đầu từ Nghị định 20.

>>> Xem thêm chuyển giá là gì tại đây nhé

#2. Thanh tra thuế là gì? Thanh tra về giao dịch liên kết là gì?

#2.1 Thanh tra thuế là gì?

thanh tra giao dich liên kết

Thanh tra thuế là việc cơ quan quản lý thuế cử cán bộ của mình xuống địa chỉ của người nộp thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

Mục đích của việc thanh, kiểm tra thuế là nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.

#2.2 Thanh tra về giao dịch liên kết là gì?

Thanh tra về giao dịch liên kết là việc cơ quan thuế, cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi có quan hệ liên kết và phát sinh các giao dịch liên kết.

Như vậy thanh, kiểm tra về giao dịch liên kết chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đó có giao dịch với các bên liên kết.

>>> Xem thêm các bên có quan hệ liên kết tại đây nhé

#3. Kinh nghiệm bị thanh tra thuế về giao dịch liên kết

kinh nghiệm thanh tra về giao dịch liên kết

Là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụ quyết toán, bảo vệ thuế. Qua làm việc và tiếp xúc với rất nhiều đoàn kiểm tra về quyết toán thuế, kiểm tra giao dịch liên kết... thì hiện tại gần như giao dịch liên kết là mảng mà cơ quan thuế hiện tại làm rất gắt gao. Lý do đơn giản để kiểm tra mảng này đó chính là việc khối lượng công việc không nhiều, chưa có sự chuẩn bị hay không có kinh nghiệm của kế toán và đặc biệt khi truy thu thì số tiền thuế sẽ không hề nhỏ. Vì vậy việc chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm để tiếp đoàn kiểm tra là cực kỳ cần thiết đối với doanh nghiệp và các kế toán. Các kinh nghiệm bị thanh tra thuế về giao dịch liên kết được ES tổng hợp lại điểm quan trọng bao gồm:

#3.1 Xác định chi phí lãi vay và kết chuyển chi phí lãi vay

Với chi phí lãi vay thì bạn cần lưu ý vấn đề sau: (Chỉ áp dụng với doanh nghiệp có giao dịch liên kết)

Tổng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng lãi tiền vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

Phần lãi tiền vay không được trừ theo quy định tại mục trên này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng lãi tiền vay được trừ trong trường hợp tổng lãi tiền vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại mục trên. Thời gian chuyển lãi tiền vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lãi tiền vay không được trừ;

Như vậy khi có phát sinh lãi vay bạn cần xác định xem chi phí lãi vay của mình có vượt hay không? Nếu vượt cần loại ra và chuyển lãi vay đó cho các năm sau.

>>> Xem thêm cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết tại đây nhé

#3.2 Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ

Đây là trường hợp các doanh nghiệp cũng thường hay mắc phải. Có thể do không biết hoặc hiểu sai về trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ dẫn tới không kê khai hoặc không lập hồ sơ. Hệ quả là doanh nghiệp có thể bị ấn định tỷ suất lợi nhuận. Khi bị ấn định tất nhiên đi kèm cùng với đó là số tiền nộp thê, truy thu cũng như chậm nộp sẽ là không hề nhỏ. Vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ các trường hợp được miễn kê khai hay miễn lập hồ sơ nhé.

>>> Xem thêm các trường hợp miễn kê khai miễn lập hồ sơ trong giao dịch liên kết tại đây nhé

#3.3 Kê khai giao dịch liên kết với các phụ lục đính kèm

Khi nộp quyết toán thuế TNDN đính kèm các phụ lục đi kèm giao dịch liên kết các bạn cần kiểm tra kỹ phụ lục đó bao gồm một số vấn đề sau:

  • Số liệu sổ sách và giá trị giao dịch kê khai không chính xác hoặc không trùng khớp với nhau;
  • Kê khai thiếu hoặc không đầy đủ các quan hệ liên kết;
  • Các năm có sự không thống nhất về phương pháp xác định giá trị thị trường của cùng một giao dịch;
  • Số liệu so sánh và phương pháp xác định giá trị thị trường của hồ sơ và phụ lục I khác nhau;
  • ...

>>> Xem thêm hướng dẫn kê khai giao dịch liên kết tại đây nhé

#3.4 Hồ sơ về giao dịch liên kết

Mặc dù đã sử dụng dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết rồi tuy nhiên không phải chắc chắn ràng hồ sơ đó là phù hợp. Một số điểm bạn cần lưu ý cho các hồ sơ giá của doanh nghiệp, tổ chức của bạn bao gồm:

  • Lập hồ sơ xác định giá trong GDLK: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai GDLK; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;...
  • Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;
  • Sử dụng sai phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi kê khai, lập hồ sơ;
  • Rủi ro khi giải trình với cơ quan thuế: Không đồng nhất giữa kê khai và lập hồ sơ GDLK;
  • ...

Như vậy để đảm bảo hồ sơ giá có được sự nhất quán và thống nhất cũng như đơn vị đứng ra giải trình bảo vệ khi bị thanh tra về giao dịch liên kết tốt nhất đó là việc bạn thuê một đơn vị uy tín và chuyên vê lĩnh vực này. Quy trình cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của ES bạn tham khảo bao gồm:

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi được thực hiện tuần tự theo các bước:

  • Bước 1: Tổng quan về tập đoàn và Công ty;
  • Bước 2: Tổng quan về nền kinh tế;
  • Bước 3: Tổng quan về ngành;
  • Bước 4: Phân tích chức năng thực hiện;
  • Bước 5: Phân tích tài chính;
  • Bước 6: Xác định các bên liên kết và giao dịch liên kết;
  • Bước 7: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường;
  • Bước 8: Lựa chọn giao dịch/DN tương đồng;
  • Bước 9: Phân tích và loại trừ khác biệt trọng yếu;
  • Bước 10: Xác định biên độ thị trường chuẩn và so sánh;
  • Bước 11: Lập tờ khai thông tin giao dịch liên kết.

Với 11 bước làm của mình ES khẳng định mang lại sự yên tâm và chất lượng dịch vụ tốt nhất tới cho mọi khách hàng.

#4. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Chuyển giá là gì?

Trả lời: ES đã chia sẻ chuyển giá là gì rồi bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Công ty muốn lập báo cáo giao dịch liên kết thì làm thế nào?

Trả lời: Bạn liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp bạn trong việc kê khai, lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.

Trên đây là những chia sẻ của ES về kinh nghiệm khi thanh, kiểm tra với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết của chúng tôi.