Thanh tra thuế là gì? Thanh, kiểm tra thuế khi nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ gì, kiểm tra hồ sơ và hướng giải trình các hồ sơ đó như thế nào? Tất cả các thắc mắc của các bạn sẽ có trong bài viết dưới đây của Hãng Kiểm toán ES.
- Một số lỗi thường gặp khi nộp Quyết toán thuế TNCN 2020
- Quyết toán thuế TNDN là gì? Tổng quan các vấn đề về Quyết toán thuế 2020
Đầu tiên chúng ta cùng điểm lại các nội dung chính có trong bài viết nhé.
Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.
#1. Thanh tra thuế là gì? Tại sao phải thực hiện thanh, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp?
Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.
Mục đích của việc thanh,kiểm tra thuế là nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
Thống kê 06 tháng đầu năm toàn ngành thuế thực hiện được 32.209 cuộc thanh tra, kiểm tra, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2020. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được 323.206 hồ sơ khai thuế, bằng 114,93% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 22.963 tỉ đồng. Trong đó, số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.935 tỉ đồng, giảm khấu trừ là 828 tỉ đồng, giảm lỗ là 17.200 tỉ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp được thanh tra là 1.670. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra là 5.603 tỉ đồng gồm: Truy thu, truy hoàn, phạt là 1.528 tỉ đồng; giảm khấu trừ 159 tỉ đồng; giảm lỗ là 3.917 tỉ đồng.
Như vậy có thể thấy số tiền phạt, truy thu là rất lớn do các doanh nghiệp còn nhiều sai sót trên hồ sơ kế toán tại doanh nghiệp hoặc những sai sót trong quá trình thực hiện.
#2. Thanh tra thuế được thực hiện tại doanh nghiệp khi nào?
Căn cứ theo điều 113 Luật số 38/2019/QH14 về Quản lý thuế thì có 04 trưởng hợp thanh tra thuế bao gồm cụ thể như sau:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Như vậy chỉ có 04 trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp, đơn vị mới bị thanh, kiểm tra thuế.
#3. Các doanh nghiệp cần làm gì thì có quyết định thanh tra thuế tại doanh nghiệp của mình?
#3.1 Giải trình khi cơ quan thuế
Việc bắt buộc các kế toán phải thực hiện đó chính là giải trình với đoàn kiểm tra thuế tại đơn vị. Không phải giải trình về tất cả số liệu nhưng phải giải trình về các vấn đề mà đoàn thanh,kiểm tra yêu cầu. Theo kinh nghiệm làm việc của ES với các đoàn kiểm tra thì thường phải giải trình các vấn đề sau:
- Các vấn đề liên quan tới tờ khai thuế như: Giải trình về chênh lệch số dư; Giải trình về phát sinh trong năm tài chính;...
- Các vấn đề về doanh thu –giá vốn như: Giá vốn cao hơn doanh thu; có doanh thu mà không có giá vốn và ngược lại;...
- Vấn đề liên quan tới công nợ như: Dư Có TK 331 có số dư lớn hoặc từ lâu không còn phát sinh nữa; Dư Có TK 131 mà chưa được ghi nhận doanh thu...
- Tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng nhiều mà đơn vị vẫn đi vay, giải trình việc số dư tài khoản ngân hàng không khớp sao kê ngân hàng..;
- Các TK 211, 242 trên sổ và trên bảng phân bổ không khớp nhau;
- ...
#3.2 Hồ sơ cần chuẩn bị cho cuộc thanh, kiểm tra
#3.2.1 Hồ sơ chung
Hồ sơ chung bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Quy chế tài chính;
- Đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế
#3.2.2 Hồ sơ khai thuế
- Tờ khai thuế GTGT theo tháng (Quý) và Bảng kê đầu ra, đầu vào tương ứng;
- Giấy nộp tiền ngân sách của các loại thuế: Thuế GTGT, thuế môn bài, thuế TNDN...;
- Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN các năm quyết toán;
- Bảng tính giá thành bảng đăng ký định mức.
#3.2.3 Hồ sơ lương
- Quy chế lao động, thỏa ước lao động tập thể;
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN các năm quyết toán;
- Hợp đồng lao động;
- Bảng lương từng tháng, bảng chấm công;
- Quyết định tăng lương, quyết định thưởng;
#3.2.4 Công nợ
- Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
- Phụ lục hợp đồng kinh tế;
- Biên bản đối chiếu công nợ.
#3.2.5 Sổ sách kế toán
- In đầy đủ sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản; (Lưu ý kiểm tra xong rồi mới in)
- Số quỹ;
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
- Phiếu thu, chi, chứng từ ngân hàng;
- Tổng hợp nhập xuất tồn;
- Phiếu nhập kho, xuất kho;
- Sổ chi tiết vật tư...
#3.3 Các vấn đề cần lưu ý với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- Xác định sai trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ trong giao dịch liên kết;
-
Sai sót trong kê khai thường gặp phải như: Công ty không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP hay Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Xác định cách tính chi phí lãi vay bị loại khi có giao dịch liên kết chưa đúng;
- Chưa lập hồ sơ giao dịch liên kết khi không thuộc các trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ;
>>> Xem thêm dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại đây nhé.
#3.4 Sử dụng dịch vụ soát xét và bảo vệ thuế
Trong trường hợp kế toán công ty bạn chưa có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ thuế hoặc bạn muốn biết chính xác các rủi ro cũng như có đơn vị đứng ra soát xét, chuẩn bị hồ sơ và bảo vệ thuế cùng công ty bạn thì tốt nhất là bạn nên tìm một công ty tư vấn thuế giúp bạn giải quyết những rủi ro trên và yên tâm khi quyết toán thuế TNDN.
#4. Kết luận
Trên đây là những lưu ý cho các bạn khi có quyết định thanh, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được các công việc giao dịch liên kết là gì cũng như giúp bạn tránh được những rủi ro trong giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết thanh tra thuế của chúng tôi.