Tiền lãi vay là gì? Nếu Doanh nghiêp A có tiền nhàn rỗi lên cho Doanh nghiệp B vay và có tính lãi. Vậy khoản lãi vay đó có thuộc đối tượng chịu thuế không, có phải xuất hoá đơn không? Trong phạm vi bài viết này ES sẽ chia sẻ tới các bạn những điểm quan trọng cần lưu ý đối với vấn đề trên nhé!
- Cách tính thuế TNCN từ tiền lãi cho vay
- Công văn số 3966/CT-TTHT về hạch toán chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- Cách tính chi phí lãi vay theo Nghị định 132 về Giao dịch liên kết
- Hướng dẫn chuyển chi phí lãi vay trên HTKK theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP
Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé:
#1. Tiền lãi vay là gì?
#1.1 Lãi là gì?
Lãi là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ so với giá thành và chi phí tiêu thụ sản phẩm.
Lãi là bộ phận giá trị có được do thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Nếu việc tiêu thụ sản phẩm có lãi thì nó là một bộ phận của doanh thu. Giá thành là toàn bộ hao phí tài sản, sức lao động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm.
Trong hạch toán kinh tế, lãi được chia làm hai loại chủ yếu là lãi kế hoạch và lãi thực tế. Lãi kế hoạch là chỉ tiêu dự kiến lãi thu được trong thời gian xác định. Lãi thực tế là lãi có được sau khi trang trải các chỉ phí thực tế trong quá trình tạo ra sản phẩm.
#1.2 Lãi vay là gì?
Lãi vay là phí trả cho một khoản vay tài sản cho chủ sở hữu như một hình thức bồi thường cho việc sử dụng của tài sản. Phổ biến nhất là giá phải trả cho việc sử dụng tiền vay, hoặc tiền thu được của khoản tiền gửi. Khi tiền được vay, lãi vay thường được trả cho người cho vay như một phần của số tiền gốc, còn nợ người cho vay.
#1.3 Lãi đi vay là gì?
Lãi đi vay là tiền lãi phải phải cho chủ sở hữu của khoản vay và chi phí liên quan tới khoản vay đó.
#1.4 Chi phí lãi vay là gì?
Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.
Lãi tiền vay bao gồm:
Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;
Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
Như vậy có thể thấy, lãi bao hàm nghĩa rộng hơn chi phí đi vay được phát sinh trong quá trình tiêu thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
#2. Quy định tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không?
Theo Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)".
Vì vậy nếu đi vay của doanh nghiệp thì:
* Bên cho vay:
- Khi thu tiền lãi cho vay thì công ty cho vay phải lập hóa đơn GTGT.
- Trên hoá đơn ghi rõ: Thu lãi tiền vay
- Dòng thuế suất, số thuế GTGT: Không ghi và gạch chéo.
* Bên đi vay, phải đảm bảo:
- Hợp đồng vay tiền.
- Chứng từ giao dịch
- Hóa đơn thu tiền lãi vay (Nếu có trả tiền lãi vay)
Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 cần chú ý nếu Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau thì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:
- Thanh toán bằng Séc;
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Như vậy khi Doanh nghiệp bạn đi vay hoặc cho vay thì phải chuyển khoản (không dùng tiền mặt).
Chú ý: Khi Doanh nghiệp cho vay, mượn tiền (dù là tổ chức hoặc cá nhân) mà không lấy lãi hoặc Lãi suất 0% thì có thể sẽ bị Cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp (Vì đây là trao đổi không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường).
#3. Lãi tiền vay có phải nộp thuế GTGT không?
#3.1 Doanh nghiệp cho vay tiền
Theo điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) như sau:
Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”
=> Như vậy nếu công ty cho vay tiền thì khoản Lãi tiền vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
#3.2 Tổ chức tín dụng cho vay tiền
Khoản 8 Điều 4 TT219/2014-TT/BTC có đề cập đến các đối tượng không chịu thuế GTGT, trong đó bao gồm:
"8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng."
=>Như vậy dịch vụ cho vay tiền đồng thời không chịu thuế GTGT.
Từ đó, ta có thể khẳng định: Thuế GTGT hoạt động cho vay tiền được áp dụng đối với các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động cho vay thường xuyên nhằm mục đích kinh doanh.
#4. Tiền lãi vay có phải nộp thuế TNCN không
Theo Khoản 3 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 có quy định như sau:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. “
Như vậy, nếu cá nhân cho vay tiền mà thu tiền lãi thì Tiền lãi cho vay là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. (Đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn).
>>> Xem thêm bài viết cách tính thuế TNCN từ tiền lãi cho vay tại đây nhé!
#5. Chi phi lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN
Ngoại trừ các khoản chi lãi vay dưới đây thì các khoản chi khác đều được tính chi phí hợp lý của doanh nghiệp nếu có đầy đủ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Bao gồm:
- Lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
- Lãi vay vượt mức 150% lãi suất cơ bản
- Vốn hóa chi phí lãi vay
- chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
>>> Xem thêm bài viết chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN tại đây nhé!
#6. Hồ sơ của tiền lãi vay là gì?
Để hợp lý hóa khoản lãi tiền vay, doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng vay;
- Chứng từ thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (đối với khoản vay cá nhân), chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (đối với khoản vay doanh nghiệp khác);
- Hóa đơn GTGT (đối với khoản vay doanh nghiệp khác).
#7. Câu hỏi thường gặp về tiền lãi vay
Hỏi: Doanh nghiêp A có tiền nhàn rỗi lên cho Doanh nghiệp B vay và có tính lãi. Vậy khoản lãi vay đó có thuộc đối tượng chịu thuế không?
Trả lời: Khoản lãi đó thuộc đối tượng không chịu thuế bạn nhé.
Hỏi: Khi thu tiền lãi cho vay thì công ty cho vay phải lập hóa đơn GTGT không?
Trả lời: ES đã chia sẻ quy định tiền lãi vay có phải xuất hóa đơn không bạn xem tại đây nhé.
Hãng Kiểm toán ES vừa tổng hợp đến bạn đọc những lưu ý quan trọng đối với tiền lãi vay. ES xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý bạn đọc thời gian qua đã ủng hộ chúng tôi. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ về Tiền lãi vay trong thời gian sớm nhất:https://esaudit.com.vn/hoi-dap/.Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!