Chi phí lương thực tế của doanh nghiệp trả cho công nhân như tiền thưởng, chi phí nhân công công trình hay nhân viên thử việc... nhưng khi quyết toán thuế không được tính là chi phí được trừ. Lý do là kế toán chưa chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đúng thủ tục dẫn đến khi quyết toán phần chi phí lương này bị loại. Vậy để chi phí tiền lương hợp lý kế toán cần chuẩn bị bộ hồ sơ gì? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của ES.

photo1525402661638-15254026616391878138524Hồ sơ chi phí lương

Trước hết chúng ta cùng điểm qua một số nội dung chính có trong bài viết nhé

Để đưa chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí lương hợp lý thì cần một số hồ sơ như sau:

#1. Hồ sơ chung

+ Quy chế tài chính;

+ Thỏa ước lao động tập thể;

+ Quy chế lương;

+ Quy chế thưởng;

+ Hợp đồng lao động;

+ Đơn xin nghỉ việc, đơn xin nghỉ việc không lương;

+ Quyết định tăng lương;

+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động;

+ Đề nghị tăng ca;

+ Cam kết bảo mật tiền lương

>>>Xem thêm bài viết Hợp đồng lao động tại đây nhé!

#2. Hồ sơ chi tiết khi chi trả tiền lương cho người lao động

+ Bảng chấm công hàng tháng;

+ Bảng lương thanh toán tiền lương;
...

+ Phiếu chi thanh toán tiền lương (Phải có chữ ký người lao động trên bảng thanh toán lương); Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (UNC và danh sách nhận lương).

Xem thêm bài viết mẫu bảng chấm công tại đây nhé!

#3. Giấy tờ đi kèm chứng minh hồ sơ lao động là có thật

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Chứng minh thư;

Ngoài ra có thể bổ sung: Giấy khám sức khỏe; Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu... (Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công ty).

#4. Hồ sơ đối với hợp đồng dưới 12 tháng

+ Quyết định Giám đốc cho từng nhân viên vào thử việc;

+ Hợp đồng thử việc;

+ Bảng tính lương;

+ Chứng từ thanh tóan lương (Phiếu chi, chứng từ ngân hàng...);

+ Bảng tự đánh giá quá trình thử việc (Nếu có)

Ngoài ra, công ty căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình để đưa ra quyết định tuyển dụng công nhân thời vụ hoặc cộng tác viên. Gồm các hồ sơ sau:

+ Quyết định tuyển dụng đối với lao động thời vụ hay hợp đồng giao khoán hoặc cộng tác viên;

+ Hợp đồng thời vụ, hợp đồng giao khoán và hợp đồng cộng tác viên;

+ Bảng tính lương thời vụ, giao khoán hoặc lương cộng tác viên;

+ Chứng từ thanh toán lương (Phiếu chi lương hoặc chứng từ ngân hàng...);

+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Nếu có)

>>> >>> Xem thêm bài viết cách tính thuế TNCN tại đây nhé!

Note:

- Nếu tiền lương chi trả cho cá nhân nhỏ hơn 2.000.000 đồng/01 lần chi trả thì không cần khấu trừ thuế TNCN.

- Nếu tiền lương chi trả cho cá nhân lớn hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng/01 lần chi trả thì:

+ Khấu trừ thuế TNCN 10%.

+ Nếu cá nhân làm bản cam kết mẫu số 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó.

#5. Một số câu hỏi liên quan đến chi phí lương

Hỏi: Hồ sơ chi tiết khi chi trả tiền lương cho người lao động cần những gì?

Trả lời: Hồ sơ bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu chi lương hay UNC và danh sách người lao động nhận lương bạn nhé?

Hỏi: Đối với những người lao động ký hợp đồng dưới 12 tháng cần lưu ý những hồ sơ gì?

Trả lời: ES đã chia sẻ hồ sơ đối với hợp đồng dưới 12 tháng bạn xem tại đây nhé.

Hãng Kiểm toán ES vừa tổng hợp đến bạn đọc những lưu ý quan trọng đối với hồ sơ chi phí lương. ES xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý bạn đọc thời gian qua đã ủng hộ chúng tôi. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ về Hồ sơ chi phí lương trong thời gian sớm nhất:https://esaudit.com.vn/hoi-dap/.Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!