Lương cơ bản là gì? Các căn cứ pháp lý, cách tính lương cơ bản 2021 như thế nào? Đối tượng nào được áp dụng theo lương cơ bản và lương CB có phải là mức lương căn cứ để đóng bảo hiểm hay không? Mời các bạn theo dõi bài viết của Hãng Kiểm toán ES đã giải đáp các thắc mắc trên.
- Lương làm thêm giờ và các quy định liên quan
- Một số lỗi thường gặp khi nộp Quyết toán thuế TNCN 2020
- Phụ cấp lương là gì? Tất cả phụ cấp lương mới nhất hiện nay
Trước tiên các bạn cùng ES cùng điểm qua các nội dung chính của bài viết toàn bộ các vấn đề về lương cơ bản 2021 dưới đây bạn nhé.
#1. Lương là gì? Lương cơ bản là gì? Tổng quan các vấn đề về lương
#1.1 Lương là gì?
Lương là thu nhập hoặc sự trả công có thể được biểu hiện bằng tiền dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động thực hiện cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm theo hợp đồng lao động.
Như vậy lương này sẽ được trả theo định kỳ và thường là hàng tháng. Các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế trả công cho người lao động dựa theo năng lực mà người lao động đóng góp.
Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu. Nếu nhu cầu về lao động cao thì tiền lương sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, tiền lương sẽ có xu hướng giảm ở nơi thừa lao động.
#1.2 Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản (lương CB) là mức lương đã được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương này không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác.
Người sử dụng lao đông có thế là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc tổ chức... Nếu là doanh nghiệp hay tổ chức thì sẽ do người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền đứng ra thỏa thuận với người lao động.
#1.3 Lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:
- Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
- Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
- Tính các khoản trích theo lương của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.
#1.4 Phân biệt khác nhau
Nội dung | Lương cơ bản | Lương cơ sở |
Khái niệm | Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác. |
Là mức lương dùng làm căn cứ: - Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức; - Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí; - Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. |
Đối tượng áp dụng | Với tất cả người lao động | Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập |
Thay đổi | Khi có sự thỏa thuận lại về lương giữa người lao động và người sử dụng lao động | Phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước |
#2. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;>>>Xem văn bản tại đây nhé!
- Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương;
- Thông tư 79/2019/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ quốc phòng;
- Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Nghị định 90/2019/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ngày 15/11/2019;
- Nghị quyết số 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
#3. Cách tính lương cơ bản 2021, 2020
Do lương cơ bản có căn cứ tính cho người lao động làm việc ở ngoài nhà nước và đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước không giống nhau nên ở đây ES sẽ tách ra để các bạn tiện theo dõi nhé.
#3.1 Với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước
a) Công thức tính
Mức lương cơ bản 2021 sẽ được tính bằng công thức lương căn bản tính theo hệ số sau:
Lương cơ bản | = | Lương cơ sở | x | Hệ số lương |
b) Giải thích công thức
Lương cơ sở đã được ES trình bày ở trên rồi. Bạn xem lương cơ sở tại đây nhé.
Căn cứ theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì Hệ số lương được quy định như sau:
Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Hệ số lương được dùng làm cơ sở để tính lương này của từng người theo đúng năng lực lao động.
Hệ số lương ở các cấp bậc bằng cấp khác nhau sẽ có sự chênh lệch khác nhau (hệ số lương khởi điểm cho người vừa mới tốt nghiệp):
- Ở trình độ Tiến sỹ: 3.00
- Ở trình độ Thạc sỹ: 2.67
- Ở trình độ Đại học: 2.34
- Ở trình độ Cao đẳng: 2.10
- Ở trình độ Trung cấp: 1.86
Đó là hệ số lương dành cho những người lao động mới ra trường và hệ số này có thể tăng lên theo từng cấp bậc công việc và tối thiểu các bậc sẽ chênh lệch nhau 5%.
c) Mức lương cơ bản 2021, 2020
Mức lương cơ sở 2020 đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Từ 01/7/2020, tại Nghị quyết 86/2019/QH14, Quốc hội đã “chốt” tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020 này do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid - 19 đến tình hình kinh tế, xã hội nên Bộ Chính trị cũng đưa ra giải pháp trước mắt chưa điều chỉnh lương cơ sở. Chiều ngày 19/6/2020, Quốc hội đã chính thức đồng ý chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở cho công chức từ 01/7/2020 tại Nghị quyết số 122 về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/07/2020 lương và phụ cấp của người làm trong cơ quan nhà nước không thay đổi.
Từ năm 2021 chưa có văn bản nào thay đổi mức lương cơ sở vì vậy năm 2021 hiện tại vẫn đang áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy mức lương cơ bản 2021 là 1.490.000 đồng/tháng X Hệ số lương
#3.2 Với người lao động làm việc ngoài nhà nước
Không giống như với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản 2020, 2021 của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu này. Năm 2021, mức lương tối thiểu không thay đổi và được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định như sau:
- 4.420.000 đồng/người/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên vùng I;
- 3.920.000 đồng/người/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên vùng II;
- 3.430.000 đồng/người/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên vùng III;
- 3.070.000 đồng/người/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên vùng IV.
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
>>>Bạn đọc tham khảo danh mục các vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại đây nhé!
#4. Lương cơ bản có phải là lương đóng BHXH hay không?
Lương đóng để thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Phụ cấp lương là là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương;
- Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh quy định trong hợp đồng lao động.
#5. Một số câu hỏi thường gặp về lương
Hỏi: Mức lương này có bao gồm phụ cấp không?
Trả lời: Lương này không bao gồm các khoản phụ cấp bạn nhé.
Hỏi: Mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2021 là bao nhiêu?
Trả lời: Về mức lương tối thiếu vùng áp dụng cho năm 2021 không có sự thay đổi. Bạn xem chi tiết tại đây nhé.
Hỏi: Lương là gì?
Trả lời: ES đã chia sẻ lương là gì bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Sự khác nhau giữu lương này và lương cơ sở là gì?
Trả lời: ES đã chia sẻ sự khác nhau giữu lương CB và lương cơ sở bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về mức lương cơ bản 2021, 2020. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết về lương cơ bản 2021. Cám ơn bạn đã theo dõi.