Hạch toán kinh phí công đoàn thế nào, doanh nghiệp phải nộp mức KPCĐ là bao nhiêu, thời hạn nộp như thế nào, Hãng kiểm toán ES xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.
- Mức phạt vi phạm đóng kinh phí công đoàn năm 2020
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm thai sản - Tổng hợp quy định chung
Bài viết bao gồm các nội dung như sau:
#1. Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho tài chính công đoàn, do doanh nghiệp thực hiện đóng và sử dụng cho hoạt động đoàn của công đoàn các cấp.
#2. Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn căn cứ theo điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn, được hiểu là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoặc chưa có công đoàn cơ sở, cụ thể bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
#3. Mức đóng kinh phí công đoàn
Doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn trên mức bằng 2% tổng quỹ lương trả cho người lao động thuộc diện phải đóng BHXH, nghĩa là doanh nghiệp chỉ phải đóng KPCĐ cho người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH.
>>> Chi tiết đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bạn đọc tham khảo tại đây nhé!
#4. Phương thức đóng KPCĐ
Các đối tượng đóng KPCĐ thực hiện đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đăng ký đóng bảo hiểm xã hội
>>> Bạn đọc tham khảo phương thức đóng bảo hiểm xã hội tại đây nhé!
#5. Hạch toán kinh phí công đoàn
Kế toán hạch toán và theo dõi khoản kinh phí công đoàn trên tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn, cụ thể như sau:
Trích kinh phí công đoàn, hạch toán:
Nợ TK 622, 623, 527, 641, 642
Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn
Khi nộp kinh phí công đoàn, hạch toán:
Nợ TK 3382 - Kinh phí công đoàn
#6. Các câu hỏi thường gặp
Hỏi: Không đóng KPCĐ có bị phạt không?
Đáp: Có, chi tiết các trường hợp và mức phạt tương ứng bạn đọc xem tại đây nhé.
Hỏi: Tiền phạt không đóng kinh phí công đoàn có được trừ?
Đáp: Tiền phạt không đóng KPCĐ không được tính vào chi phí được trừ.
Hỏi: Lao động nước ngoài có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Đáp: Lao động nước ngoài nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì phải đóng KPCĐ.
Trên đây là chi tiết hạch toán kinh phí công đoàn và những quy định liên quan. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.