Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần là gì? Phương pháp này có những cách tính như thế nào? Các trường hợp và nguyên tắc áp dụng phương pháp được thực hiện như thế nào?

phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần

Để giải đáp thắc mắc trên bạn xem lướt qua nội dung chính bài viết dưới đây của Hãng Kiểm toán ES nhé.

#1. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần là gì?

Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần là phương pháp dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.

Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần nằm trong phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận khi so sánh giá trong giao dịch liên kết và là phương pháp 2.3. Ký hiệu PP2.3.

Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần có tên tiếng Anh là “Transactional Net Margin Method” và viết tắt là TNMM.

#2. Phương pháp xác định

Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần chia ra làm 03 cách tính. Tử số giống nhau tuy nhiên mẫu số có thể là doanh thu, chi phi hoặc tài sản. Phụ thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của giao dịch, chức năng của người nộp thuế và phương pháp hạch toán kế toán của các bên thì người nộp thuế sử dụng doanh thu, chi phí hay tài sản cho phù hợp.

Lưu ý: Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.

Tỷ suất lợi nhuận thuần được lựa chọn là giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập được chọn để điều chỉnh, xác định thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

#3. Điều kiện để áp dụng phương pháp

Để áp dụng phương pháp so sánh PP2.3 cần đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Người nộp thuế không có thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
  • Không có dữ liệu và thông tin về phương pháp hạch toán kế toán của các đối tượng so sánh độc lập hoặc không tìm được các đối tượng so sánh có chức năng và sản phẩm tương đồng nên không đủ cơ sở áp dụng các phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá giá bán lại) hoặc trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi);
  • Người nộp thuế thực hiện các chức năng phân phối hoặc sản xuất không sở hữu tài sản vô hình hoặc không tham gia phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình hoặc không thuộc trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;

>>> Xem thêm phương pháp phân bổ lợi nhuận tại đây nhé!

#4. Nguyên tắc áp dụng phương pháp

Nguyên tắc áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi

Phương pháp được áp dụng dựa trên nguyên tắc:

  • Không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro;
  • Điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này;

Các khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đế tỷ suất lợi nhuận thuần bao gồm:

#5. Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp PP2.3

Hỏi: Phương pháp so sánh PP2.3 có thể tính trên những chỉ tiêu nào?

Trả lời: Phương pháp so sánh PP2.3 có thể tính trên các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí hay tài sản.

Hỏi: Báo cáo giao dịch liên kết được lập như thế nào?

Trả lời: Về cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.

Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.