Giao dịch liên kết là gì? Khi Thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị có giao dịch liên kết, cơ quan thuế thường đặt các vấn đề gì lên TRỌNG TÂM? Làm sao để phòng tránh được những sai sót đó? ES cùng các bạn đi giải đáp các thắc mắc trên nhé.
- Những vấn đề cơ bản về Chuyển giá (Giao dịch liên kết)
- Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
- Quyết toán thuế TNDN là gì? Tổng quan các vấn đề về Quyết toán thuế 2020
Đầu tiên các bạn cùng ES điểm qua một số nội dung chính của bài viết nhé.
#1. Giao dịch liên kết là gì?
Giao dịch liên kết hay còn được gọi là chuyển giá được bắt đầu sử dụng nhiều hơn từ khi Nghị định 20/2017/NĐ-CP được ban hành và được sử dụng ngày càng nhiều khi Nghị định 132/2020/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định 20. Ngay từ khi ban hành, Nghị định đã cho thấy nhiều điểm tích cực của nó đặc biệt là siết chặt hơn đối tượng có quan hệ liên kết cũng như nhiều chế tài xử lý hơn với những đơn vị vi phạm quy định về chuyển giá.
>>> Xem thêm bài viết so sánh Nghị định 20 và Nghị định 132 tại đây nhé!
a. Thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 20
Vậy giao dịch liên kết (GDLK) theo Nghị định 20 được giải thích là gì? Đó là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
b. Thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 132
Là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Trong định nghĩa trên phát sinh thêm khái niệm "Quan hệ liên kết". Quan hệ liên kết được hiểu là một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia hoặc các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
>>> Để biết chi tiết cụ thể hơn các bạn xem bài viết quan hệ liên kết là gì? Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào? tại đây nhé!
Chúng ta cùng tiếp tục xem trường hợp các trường hợp nào thì được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ GDLK?
#2. Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK
#2.1. Miễn kê khai
Cả Nghị định 132 và Nghị định 20 thì doanh nghiệp được miễn kê khai Phụ lục III và Phụ lục IV Mẫu số 01 (Nghị định 20) và mục III, mục IV Phụ lục I (Nghị định 132) khi thỏa mãn đồng thời 03 điều kiện sau:
- Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế;
- Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
>>> Xem thêm hướng dẫn kê khai mẫu GDLK-01 về giao dịch liên kết tại đây nhé!
#2.2 Miễn Lập Hồ sơ
a. Theo nghị định 20
Được miễn lập Hồ sơ xác định giá khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Người nộp thuế có phát sinh GDLK nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các GDLK phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
- Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá;
- Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
+ Phân phối: Từ 5% trở lên;
+ Sản xuất: Từ 10% trở lên;
+ Gia công: Từ 15% trở lên.
b. Theo Nghị định 132:
Với Nghị định 132 thì ngoại trừ trường hợp miễn lập hồ sơ như Nghị định 20 thì Nghị định 132 còn được miễn lập hồ sơ khi được miễn kê khai như trường hợp tại mục #2.1 miễn kê khai nêu trên.
Trường hợp còn lại doanh nghiệp phải lập hồ sơ trong giao dịch liên kết.
>>> Các bạn xem thêm bài viết cách lập báo cáo giao dịch liên kết tại đây nhé!
Với những đơn vị có GDLK, khi thanh tra, Kiểm tra chuyển giá tại đơn vị, Cơ quan thuế thường đặt các vấn đề gì làm trọng tâm của đợt kiểm tra? Chúng ta cùng tiếp tục đi tìm hiểu nhé.
#3. Sai sót trong giao dịch liên kết mà Cơ quan thuế thường đặt làm trọng tâm kiểm tra
#3.1 Các sai sót thường gặp phải
Với kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn thuế, dịch vụ kiểm toán cũng như việc làm và bảo vệ dịch vụ lập hồ sơ xác định giá GDLK cho hàng trăm khách hàng. ES tổng hợp các sai sót thường gặp để Quý khách hàng cũng như các bạn lưu ý bao gồm:
- Xác định không đúng mối quan hệ giữa các bên liên kết;
- Xác định, tính toán không chính xác dẫn tới thuộc diện phải kê khai, Lập hồ sơ thành miễn kê khai, không phải lập hồ sơ;
- Thuộc đối tượng phải Lập hồ sơ nhưng không lập Hồ sơ;
- Hồ sơ giao dịch liên kết không đầy đủ hồ sơ;
- Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch không theo giá thị trường trong một chuỗi doanh nghiệp thuộc trường hợp GDLK theo quy định tại Nghị định hoặc thuộc trường hợp do một cá nhân, nhóm cá nhân điều hành nhưng để cho người thân đứng tên về pháp lý với mục tiêu:
+ Chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế TNDN phổ thông sang doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi, hoặc ưu đãi miễn giảm thuế TNDN;
+ Chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp lãi sang doanh nghiệp lỗ nhằm làm giảm thuế TNDN phải nộp;
- Trong một chuỗi doanh nghiệp được thành lập có phát sinh giao dịch cho vay tiền; tuy nhiên đối với doanh nghiệp đi vay là doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản thì chi phí lãi vay được vốn hóa và được tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong nhiều năm sau (dự án hoàn thành và phát sinh doanh thu), trong khi đó thu nhập tài chính từ hoạt động cho vay của doanh nghiệp cho vay thì phải kê khai, nộp thuế TNDN ngay trong năm. Từ sự khác biệt nhau về thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN của bên cho vay và thời điểm tính vào chi phí được trừ của bên đi vay nên doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp chuyển lợi nhuận (chuyển lợi nhuận từ bên cho vay sang bên đi vay) để lách thuế;
- Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;
- Sử dụng sai phương pháp so sánh khi kê khai, lập hồ sơ GDLK;
- Rủi ro khi giải trình với cơ quan thuế: Không đồng nhất giữa kê khai và lập hồ sơ GDLK;
- DN không làm công văn giải trình GDLK lên CQT về việc không nộp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
- ...
>>> Xem thêm bài viết phương pháp xác định giá giao dịch liên kết tại đây nhé!
Trên đây là tổng hợp một số sai sót thường gặp trong GDLK. Vậy làm thế nào để tránh gặp phải các sai lầm nói trên.
#3.2 Làm gì để không phải lặp lại các sai lầm trên?
Để không phải lặp lại các sai lầm trên các bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Kiểm tra đăng ký kinh doanh cũng như đưa ra mối quan hệ liên kết của bên liên kết để Sếp của bạn đánh giá và xác nhận lại;
- Kiểm tra, tính toán cẩn thận số liệu của các GDLK đảm bảo rằng bạn đã xác định đúng và có thể hướng dẫn ai đó trong phòng làm và kiểm tra lại;
- Nhờ ai đó là người thân, bạn bè của bạn chuyên về mảng này để kiểm tra lại giúp bạn;
- Đối chiếu Hồ sơ GDLK của công ty đang lưu trữ với Hồ sơ do cơ quan thuế yêu cầu;
- Kiểm tra các số liệu mang ra so sánh;
- Khi giải trình với cơ quan thuế, các bạn cần lưu ý những vấn đề nào có thể trả lời được luôn (khi bạn chắc chắn biết đó là đúng), những vấn đề cần phải xem lại hồ sơ để giải trình để chuẩn bị câu trả lời hợp lý và an toàn nhất;
- Đăng ký cập nhật bản tin, thông tin mới nhất về kế toán, thuế...;
- ...
- Cuối cùng đó chính là thuê đơn vị tư vấn thuế, cung cấp dịch vụ lập tờ khai giao dịch liên kết cũng như dịch vụ lập hồ sơ xác định giá GDLK để hỗ trợ các bạn kê khai, lập hồ sơ xác định giá trong GDLK. Lúc đó các bạn đừng quên gọi cho ES nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ các bạn.
#4. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Chuyển giá là gì?
Trả lời: ES đã trình bày chuyển giá là gì bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Quan hệ liên kết là gì?
Trả lời: Để xem định nghĩa về quan hệ liên kết bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Các trường hợp nào được miễn kê khai Giao dịch liên kết?
Trả lời: Các trường hợp được miễn kê khai giao dịch liên kết bạn xem chi tiết tại đây nhé.
Hỏi: Làm sao để phòng tránh các rủi ro trong giao dịch liên kết?
Trả lời: ES đã chia sẻ cách giảm thiểu sai sót trong giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Trên đây, ES vừa chia sẻ cùng các bạn tổng hợp những sai sót trong giao dịch liên kết cũng như đưa cách phòng những sai sót đó. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn.