Cách làm báo cáo giao dịch liên kết như thế nào? Doanh nghiệp có thể tự làm Báo cáo giao dịch liên kết được không? Các thắc mắc của các bạn được Es-Glocal xin chia sẻ qua bài viết dưới đây.
- Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý
- Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
- Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
- Hồ sơ trong giao dịch liên kết
A. Những đối tượng phải lập Báo cáo giao dịch liên kết là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu xem đối tượng phải lập Báo cáo giao dịch liên kết là những ai?
Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Nghị định 20 (Nghị định 20/2017/NĐ-CP) về giao dịch liên kết quy định:
Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định 20.
Như vậy đối tượng phải lập Báo cáo giao dịch liên kết là đối tượng có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết trừ một số trường hợp được miễn lập kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
Xem thêm: Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
B. Cách làm báo cáo giao dịch liên kết
Cách làm báo cáo giao dịch liên kết các bạn cần thực hiện lần lượt qua các bước như: Cơ sở pháp lý, thu thập thông tin doanh nghiệp, phân tích tài chính của doanh nghiệp, xác định các bên có quan hệ liên kết, xác định các giao dịch phát sinh với các bên có quan hệ liên kết.... theo đó doanh nghiệp phân tích, chứng minh giá giao dịch với các bên liên kết phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin pháp lý như: Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, hình thức pháp lý, ....
Thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện mô tả các thông tin cơ bản của doanh nghiệp hiện tại, ngành nghề, hình thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tổng quan tập đoàn hoặc các công ty thành viên trong hệ thống. Từ những cơ sở trên, tư đó có thêm phân tích và tìm, xác định các bên có quan hệ liên kết.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Các bạn phân tích tổng quan tài chính khu vực, ngành, vùng miền, nghành nghề có liên quan đến doanh nghiệp, ....
- Phân tích chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh, phải xác định được các chức năng chính gắn với việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí, bao gồm việc hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên quan hệ liên kết và rủi ro từ việc đầu tư tài sản, vốn, cũng như các rủi ro gắn với khả năng thu lợi nhuận liên quan đến giao dịch kinh doanh. Phân tích chức năng là căn cứ để xác định, phân bổ lại rủi ro SXKD thực tế của các bên liên kết;
- Phân tích các yếu tố so sánh đặc thù của tài sản vô hình, phải rà soát phân tích các quyền mang lại lợi ích kinh tế quy định tại hợp đồng, thỏa thuận và các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên. Phân tích tài sản vô hình phải căn cứ quyền sở hữu tài sản; lợi nhuận tiềm năng từ tài sản vô hình; các hạn chế về phạm vi địa lý trong việc sử dụng, khai thác quyền đối với tài sản vô hình; vòng đời của tài sản vô hình; các quyền và mối quan hệ mang lại lợi ích kinh tế; việc người được nhượng quyền có tham gia phát triển tài sản vô hình và chức năng hoạt động, khả năng kiểm soát rủi ro kinh doanh trên thực tế của từng bên liên kết liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình;
- Phân tích điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch phải bao gồm lợi thế chi phí dựa trên yếu tố vị trí địa lý, chức năng chuyên môn hóa; trình độ phát triển của thị trường và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phân tích so sánh, loại trừ các khác biệt trọng yếu là phân tích loại trừ khác biệt về mặt định tính và định lượng đối với thông tin hoặc số liệu tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến yếu tố làm căn cứ xác định giá giao dịch liên kết theo từng phương pháp xác định giá quy định tại Nghị định 20. Việc xác định khác biệt trọng yếu được căn cứ định lượng và định tính, bao gồm: Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập, hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động, khác biệt về vốn lưu động; khác biệt định tính là các thông tin được xác định căn cứ vào từng phương pháp xác định giá.
Xác định các bên liên kết
Các bên có quan hệ liên kết được xác định theo các quy định hiện hành về kê khai thông tin giao dịch liên kết, các bên có quan hệ liên kết được xác định theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ.
Xem thêm: Quan hệ liên kết là gì? Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào?
Xác định các nghiệp vụ giao dịch với bên liên kết
a. Xác định các hình thức giao dịch liên kết
Các bạn rà soát sổ kế toán chi tiết các nghiệp vụ đầu ra, đầu vào như: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính, ....
b. Xác định giá trị giao dịch với các bên liên kết
Từ các bước trên, các bạn xác định các GDLK, phân loại các GDLK này từ đó để xác định lựa chọn phương pháp xác định giá áp dụng cho từng trường hợp cho phù hợp với quy định pháp luật.
Các phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng lãi;
- Phương pháp so sánh lợi nhuận;
- Phương pháp tách lợi nhuận.
Xem thêm: https://esaudit.com.vn/phuong-phap-xac-dinh-gia-giao-dich-lien-ket.html
Với mỗi phương pháp khác nhau thì áp dụng cho các trường hợp cũng như chứng minh cho giá mua, bán hoặc vừa có hoạt động mua bán với các bên liên quan.
Cách thức mà DN chứng minh cho CQT mình không chuyển giá là chứng minh DN của mình có mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận tương đồng với các doanh nghiệp tương đồng trên thị trường.
Xem thêm: Phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết và từng trường hợp áp dụng
Công ty tương đồng là công ty có cùng chức năng hoạt động (hoạt động trong cùng ngành nghề, kinh doanh cùng 1 mặt hàng, thực hiện cùng 1 nhóm chức năng như sản xuất, bán hàng, marketing), có rủi ro gánh chịu tương tự nhau (rủi ro thị trường, rủi ro hàng tồn kho,…) và tài sản sử dụng (vd: cùng không có tài sản vô hình).
Kết luận và điều chỉnh
Sau khi các áp dụng phương pháp xác định giá trong GDLK chứng minh các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp với bên liên kết. Trường hợp, nếu áp dụng Phương pháp xác định giá dẫn đến việc cần điều chỉnh tăng doanh thu, giảm chi phí, ... Doanh nghiệp cần tổng hợp và điều chỉnh kê khai tương ứng.
C. Doanh nghiệp có thể tự lập Báo cáo giao dịch liên kết được không?
Các bạn có thể tham khảo các bước lập báo cáo giao dịch liên kết của Hãng Kiểm toán ES được thực hiện qua 13 bước và luôn luôn kèm theo việc hỗ trợ việc giải trình các câu hỏi khi Quyết toán thuế TNDN về chuyển giá (khi được yêu cầu) như sau:
Bước 1: Tổng quan về tập đoàn và Công ty;
Bước 2: Tổng quan về nền kinh tế;
Bước 3: Tổng quan về ngành;
Bước 4: Phân tích chức năng thực hiện;
Bước 5: Phân tích tài chính;
Bước 6: Xác định các bên liên kết và giao dịch liên kết;
Bước 7: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường;
Bước 8: Lựa chọn giao dịch/DN tương đồng;
Bước 9: Phân tích và loại trừ khác biệt trọng yếu;
Bước 10: Xác định biên độ thị trường chuẩn và so sánh;
Bước 11: Lập tờ khai thông tin giao dịch liên kết.
Bước 12: Kết luận Thảo luận với khách hàng về kết quả và đưa ra đề xuất
Bước 13: Phát hành báo cáo giao dịch liên kết.
Xem thêm: Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES (https://es-glocal.com) về cách làm Báo cáo giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Hồ sơ trong giao dịch liên kết gồm những gì? Doanh nghiệp có giao dịch liên kết chú ý vấn đề gì?