Chuyển giá là gì? Những vấn đề chuyển giá cơ bản mọi kế toán cần lắm được là gì? Tất cả các thắc mắc của các bạn sẽ có trong bài viết dưới đây của ES giúp các bạn kế toán, chủ doanh nghiệp có thể hệ thống, tổng quan về giao dịch liên kết.
- Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý
- Giao dịch liên kết là gì? Cẩm nang TOÀN TẬP về LIÊN KẾT mới nhất
- Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về giao dịch liên kết
>>> Để hiểu rõ hơn giao dịch liên kết các bạn xem thêm bài viết: Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro trong giao dịch liên kết xem tại đây!
#1. Chuyển giá là gì?
Hành vi xác định giá chuyển giao không theo giá thị trường là hình thức phổ biến nhất có tên là “chuyển lợi nhuận” hay còn gọi là chuyển giá. Đó là “hành động thao túng chi phí và thu nhập trong nội bộ công ty đa quốc gia tại các nước có mức thuế khác nhau để báo lãi tại nơi sẽ bị đánh thuế thấp nhất hoặc có thể diễn ra trong phạm vi một quốc gia giữa các doanh nghiệp liên kết nhưng có sự khác nhau về mặt thuế suất do ưu đãi".
Như vậy có thể hiểu chuyển giá là một bộ phận các công ty có mối quan hệ liên kết với nhau giao dịch, thực hiện chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ, vay, đi vay được chuyển dịch các các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết không theo giá thị trường.
#2. Chuyển giá thể hiện như thế nào?
Chuyển giá mặc dù có khác nhau về kỹ thuật diễn đạt hay hình thức khác nhau song cơ bản đều thống nhất ở các điểm sau:
- Thứ nhất: Là hoạt động riêng có của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty có quan hệ liên kết với nhau, có chung lợi ích kinh tế.
- Thứ hai: Đối tượng của hành vi này là giá cả của hàng hóa, dịch vụ và tài sản, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, tài sản hữu hình và vô hình.
- Thứ ba: Giá cả trong các giao dịch này không theo giá thị trường mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường, tùy theo chủ đích riêng của tập đoàn hoặc các bên liên kết.
- Thứ tư: Mục đích của hành vi này là nhằm giảm đến mức thấp nhất có thể số tiền thuế phải nộp của các tập đoàn đa quốc gia hoặc của các bên liên kết xét về tổng thể, thông qua việc chuyển lợi nhuận (bằng chính sách về giá cả như nêu ở trên) từ nơi có thu nhập chịu thuế cao đến nơi có thu nhập chịu thuế thấp.
Các đặc điểm trên chỉ ra rằng hành vi chuyển giá chủ yếu chỉ diễn ra trong các giao dịch “qua biên giới” và khi có sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau. Đối với các công ty hoạt động trong cùng một nước thì việc chuyển giá được xem là không có hiệu quả bởi chính sách thuế trong cùng một nước thường là thống nhất. Tuy nhiên, hành vi chuyển giá trên thực tế không chỉ diễn ra trong các giao dịch qua biên giới mà còn diễn ra ở trong phạm vi một quốc gia. Đối với các quốc gia có chế độ ưu đãi thuế, các bên liên kết trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế bằng cách chuyển thu nhập từ doanh nghiệp liên kết không được ưu đãi hoặc ưu đãi với tỷ lệ thấp sang doanh nghiệp liên kết được hưởng ưu đãi cao hơn.
Hành vi chuyển giá trên thực tế không chỉ diễn ra trong các giao dịch của các chủ thể kinh tế có quan hệ liên kết mà còn diễn ra giữa các chủ thể kinh tế độc lập nhưng có quan hệ thân nhân với nhau. Các chủ thể này thực hiện các giao dịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ không theo giá thị trường để chuyển lợi nhuận cho nhau, sau đó được điều phối lại bằng “cổng sau” để “né” thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp, hành vi chuyển giá không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang nơi thấp hơn để tránh thuế, mà còn bao gồm cả chiều ngược lại. Đây là các trường hợp công ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc để thực hiện một chiến lược kinh doanh nào đó. Trong một số ít trường hợp, các công ty, chi nhánh thành viên ở nước khác có thể “hy sinh” lợi nhuận của mình để hướng đến mục tiêu tăng thêm nguồn thu quốc gia, chuyển lợi nhuận về “chính quốc” (nước xuất xứ doanh nghiệp FDI).
Đa số các trường hợp chuyển giá gắn với hành vi mua bán hàng hóa, song nó không nhất thiết phải phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa. Chẳng hạn, một công ty đa quốc gia vẫn có thể chuyển giá thông qua cơ chế định giá tài sản thích hợp khi thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn ở nước ngoài, hay góp vốn (thông qua tài sản là thiết bị, máy móc, công nghệ...) vào doanh nghiệp của nước chủ nhà để thành lập doanh nghiệp liên doanh...
Vậy các doanh nghiệp như thế nào thì được gọi là các doanh nghiệp có quan hệ liên kết?
#3. Quan hệ liên kết là gì? Các bên có quan hệ liên kết gồm các trường hợp gì?
Theo định nghĩa của Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Chi tiết của các mối quan hệ trên được Nghị định 132/2020/NĐ-CP cụ thể hóa bao gồm 11 trường hợp sau đây:
- a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
- d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
- đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
- e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
- g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
- h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
- k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
- l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.
#4. Các phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết
Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết là được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của doanh nghiệp trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích so sánh do Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) từ áp dụng từ năm 2017 - năm 2019 và Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Nghị định 132) áp dụng từ năm 2020 trở đi quy định. Về cơ bản phương pháp xác định giá này không thay đổi khi chuyển sang Nghị định 132. Các phương pháp bao gồm:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập;
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại);
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi);
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần;
Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết.
Các bạn xem chi tiết trường hợp áp dụng, nguyên tắc áp dụng các phương pháp tại đây nhé.
>>> Xem thêm phương pháp xác định giá giao dịch liên kết tại đây nhé.
#5. Các trường hợp được miễn lập hồ sơ, miễn kê khai giao dịch liên kết
Không phải khi nào có giao dịch liên kết bạn đều phải thực hiện kê khai và lập hồ sơ giao dịch liên kết. Nghị định quy định rõ về các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ trong giao dịch liên kết. ES đã tổng hợp lại chi tiết các trường hợp đó rồi nhé. Bạn xem tại đây nhé.
Xem thêm các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết tại đây nhé!
#6. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Chuyển giá là gì?
Trả lời: ES đã trình bày chuyển giá là gì rồi bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Có mấy phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết?
Trả lời: Có 05 phương pháp xác định giá trong GDLK. Chi tiết các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Hỏi: Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý điều gì?
Trả lời: Để xem rủi ro trong giao dịch liên kết bạn xem chi tiết tại đây nhé.
Hỏi: Cần cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết làm như thế nào?
Trả lời: Để được tư vấn miễn phí và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bạn vui lòng xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES về vấn đề cơ bản của chuyển giá. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://esaudit.com.vn/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nội dung vấn đề chuyển giá. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, sức khỏe và thành công.